Menu

Định nghĩa và hệ quả của định lý talet kèm bài tập có lời giải

Định lý Talet là một trong những định lý được sử dụng nhiều nhất trong toán học. Với định lý này, ta có thể chứng minh nhiều hệ thức trong hình học và ứng dụng vào tính toán thực tế. Áp dụng định lý Talet như thế nào và sử dụng định lý Talet trong tam giác ra sao, mời bạn theo dõi nội dung sau đây.

Tham khảo thêm:

Định lý talet đảo là gì?

Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh một tam giác và định ra trên hai cạnh ấy những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác.

ta-let

Tổng quát: Δ ABC, B’ ∈ AB, C’ ∈ AC; AB’/BB’ = AC’/C’C

Suy ra: B’C’//BC.

Hệ quả của định lý Ta – lét

Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh còn lại của một của một tam giác và song song với các cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh còn lại của tam giác đã cho.

ta-let

Tổng quát : Δ ABC, B’C’//BC; B’ ∈ AB, C’ ∈ AC

ta-let

Chú ý: Hệ quả trên vẫn đúng cho trường hợp đường thẳng song song với một cạnh và cắt phần kéo dài của hai cạnh còn lại.

ta-let-1

Các dạng toán thường gặp ở định lý ta-let đảo

Bài 1: Tính độ dài x, y trong các hình bên

ta-let-2

a) Áp dụng hệ quả của định lí Ta – lét ta có:

DE//BC ⇒ BC/DE = AB/AD hay x/8 = 28,5/9,5

⇔ x = (8.28,5)/9,5 = 456/19 ≈ 31,58

b) Ta có: A’B’//AB vì cùng vuông góc AA’

Áp dụng hệ quả của định lí Ta – lét ta có:

A’B’//AB ⇒ AB/A’B’ = AO/A’O hay x/4,2 = 6/3 ⇔ x = 8,4

Áp dụng định lí Py – ta – go với Δ OAB ta có:

OB2 = AB2 + OA2 ⇒ y = √(8,42 + 62) ≈ 10,32

Bài 2: Cho hình thang ABCD ( AB//CD ) có O là giao điểm của hai đường chéo. Đường thẳng qua O song song hai đáy và cắt AD, BC lần lượt tại E và F. Chứng minh OE = OF.

ta-let-3

Áp dụng hệ quả của định lí Ta – lét cho OE//DC,

OF//DC và AB//DC ta được:

ta-let-4

Điều phải chứng minh.

Bài 3: Trong Δ ABC có AB = 8cm và B’C’//BC. Lấy trên cạnh AB điểm B’, trên cạnh AC lấy điểm C’ sao cho AB’ = 2cm, AC’ = 3cm. Tính độ dài cạnh AC.

ta-let-5

Áp dụng hệ quả trên ta có: Δ ABC, B’C’//BC; B’ ∈ AB, C’ ∈ AC

ta-let-6

Khi đó ta có: AB’/AB = AC’/AC ⇔ 2/8 = 3/AC ⇒ AC = (3.8)/2 = 12( cm )

Bài 4: Trong Δ ABC có AB = 6cm, AC = 9cm. Lấy trên cạnh AB điểm B’, trên cạnh AC lấy điểm C’ sao cho AB’ = 2cm, AC’ = 3cm. Chứng minh B’C’//BC.

Trong Δ ABC, B’ ∈ AB, C’ ∈ AC.

Ta có:

ta-let-7

Suy ra: B’C’//BC.

Bài 5: Cho tam giác ABC cân tại A có AB = 10cm. Lấy điểm M trên đoạn AB sao cho AM = 4cm, qua M kẻ đường thẳng d song song với BC cắt AC tại N. Tính tỉ số AN và AC ?

Lời giải:

Vì tam giác ABC cân tại A nên AB = AC = 10cm

Vì MN// BC, theo định lí Ta – let ta có:

ta-let-8

Mà AB = AC nên AM = AN = 4cm

Suy ra :

ta-let-9

Mong rằng những nội dung trên đây sẽ giúp bạn trả lời được những thắc mắc câu hỏi của mình. Hơn hết đó là có thể giải được những bài toán của mình

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *