Menu

Định luật bảo toàn khối lượng là gì? Cách tính và công thức kèm theo bài tập có lời giải chuẩn 100%

Khi bước vào chương trình hóa học lớp 8, các em học sinh sẽ được làm quen với định luật bảo toàn khối lượng. Đây là một định lực vô cùng bổ ích, cũng là nội dung nền tảng để giải các dạng bài tập phức tạp. Vậy nội dung của định luật này là gì và các dạng bài thường gặp như thế nào.

Tham khảo thêm:

Định luật bảo toàn khối lượng là gì?

Định luật bảo toàn khối lượng hay còn gọ là định luật Lomonosov – Lavoisier là một định luật cơ bản trong lĩnh vực hóa học, được phát biểu như sau: Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất đã tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành.

dinh-luat-bao-toan-khoi-luong

Cách tính định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng có cách tính như sau:

Giả sử bạn có phản ứng giữa A + B tạo ra C + D, khi đó công thức định luật bảo toàn khối lượng sẽ được viết như sau: m+ mB = mC + mD

Ví dụ Bari clorua +natri sunphat tạo ra bari sunphat + natri clorua. Khi này, chúng ta sẽ có công thức định luật bảo toàn khối lượng như sau:

mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua

Áp dụng định luật bảo toàn ta có kết quả: Trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì ta sẽ tính được khối lượng của chất còn lại.

Các dạng bài tập định luật bảo toàn khối lượng thường gặp

Câu 1: Đốt 3,2 gam S trong không khí thu được 6,4 gam khí SO2. Lượng khí oxi tham gia phản ứng bao nhiêu?

Giải:

S + O2→ SO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mS + mO2 = mSO2

=> mO2 = mSO2 – mS = 6,4 – 3,2 = 3,2 (g)

Câu 2: Cho 11,2 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 25,4 g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,4 g khí hiđro. Khối lượng axit HCl đã dùng là:

Giải:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mFe + mHCl phản ứng = mFeCl2 + mH2

=> mHCl = mFeCl2 + mH2 – mFe = 25,4 + 0,4 – 11,2 = 14,6g

Câu 3: Đốt cháy m gam chất Y cần dùng 6,4 g oxi thu được 4,4 gam khí CO2 và 3,6 g H2O.  Khối lượng m có giá trị nào sau đây:

Giải:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mY + mO2= mH2O + mCO2

=>  mY =  mH2O + mCO2 – mO2= 4,4 + 3,6 – 6,4 = 1,6g

Câu 4 Khi nung đá vôi tới 90% khối lượng (chính bằng phần trăm chứa canxicacbonat) thu được 11,2 tấn canxi oxit và 8,8 tấn cacbonic. Khối lượng đá vôi lấy đem nung là:

Giải:

Canxi cacbona→canxi oxit + cacbonic

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mcanxi cacbonat= mcanxi oxit + mcacbonic

=>  mcanxi cacbonat= 11,2+8,8=20(tấn)

Khối lượng đá vôi lấy đem nung là:2090%.100%=22,22( tấn)

Câu 5: Người ta dùng 490 kg than để đốt lò chạy máy. Sau khi lò nguội, thấy còn 49 kg than chưa cháy. Tính hiệu suất phản ứng

Giải:

mC phản ứng = 490 – 49 = 441 kg

=> H = (441 : 490) . 100% = 90%

Câu 6: Thành phần chính của đất đèn là caxicacbua. Khi cho đất đèn hợp nước có phản ứng sau:

Canxicacbua+ nước→ canxi hiđroxit+ khí axetilen.

Biết rằng cho 80kg đất đèn hợp với 36 kg nước tạo thành 74kg canxi hiđroxit và 26 kg khí axetilen. Tỉ lệ phần trăm khối lượng canxicacbua có trong đất đèn là:

Giải:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mcanxicacbua + mnước → mcanxihi đroxit + mkhí axetilen

=>mcanxicacbua= 74 + 26 – 36 = 64(kg)

Phần trăm khối lượng canxicacbua có trong đất đèn là:

%canxicacbua = (64:80).100%=80%

Câu 7: Đốt cháy 1,6 g chất M cần 6,4 g khí oxi và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ  mCO2 : mH2O = 11 : 9. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là:

Giải:

Gọi khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 11a và 9a

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mM + mO2 = mCO2 + mH2O

=> 1,6 + 6,4 = 11a + 9a

=> 8 = 20a => a = 0,4

=> mCO2 = 4,4g và mH2O = 3,6g

Câu 8: Đốt cháy 4 g chất M cần 12,8 g khí oxi và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ  mCO2 : mH2O = 11 : 3. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là

Giải:

Gọi khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 11a và 3a

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mM + mO2 = mCO2 + mH2O

=> 4 + 12,8 = 11a + 3a

=> 16,8 = 14a => a = 1,2

=> mCO2 = 13,2g và mH2O = 3,6g

Mong rằng những nội dung trên đây sẽ giúp bạn trả lời được những thắc mắc câu hỏi của mình. Hơn hết đó là có thể giải được những bài toán của mình

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *