Menu

Lý thuyết Mg + HCl → MgCl2 + H2 và bài tập có đáp án

Mg + HCl → MgCl2 + H2 được THPT Chuyên Lam Sơn biên soạn hướng dẫn các bạn viết và cân bằng phương trình phản ứng khi cho kim loại Magie tác dụng với dung dịch axit HCl. Mời các bạn xem chi tiết phương trình phản ứng dưới đây

Tham khảo thêm:

Phương trình phản ứng giữa Mg và HCl:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Loại phản ứng thế

Điều kiện phản ứng giữa Mg và HCl xảy ra: Nhiệt độ thường

Hiện tượng phản ứng xảy ra: Sinh ra khí hidro

Tính chất vật lý của HCl

– Khi ở dạng khí, HCl không màu, có mùi xốc, nặng hơn không khí và tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit mạnh.

– Khi ở dạng lỏng, HCl loãng không màu. Ở dạng đậm đặc 40%, axit HCl có màu vàng ngả xanh lá và có thể tạo thành sương mù axit, có khả năng ăn mòn và làm tổn thương các mô của con người.

– Độ hòa tan trong nước: 725g/l ở 20 độ C.

– Trọng lượng phân tử: 36,5 g/mol.

– Dung dịch HCl dễ bay hơi.

Tính chất hóa học của axit clohydric – Những chất tác dụng với HCl

Axit HCl làm đổi màu chất chỉ thị, cụ thể là làm quỳ tím chuyển đỏ (dấu hiệu nhận biết HCl)

+) HCl tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học ( trừ Pb) tạo thành muối và khí Hydro

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑

+) HCl có tính oxy hóa: Tác dụng oxit kim loại tạo thành muối clorua + nước (kim loại không thay đổi hóa trị)

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

+) Tác dụng bazơ tạo thành muối clorua + nước

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

+) HCl tác dụng với muối có gốc anion hoạt động yếu hơn tạo thành muối mới và axit mới, sản phẩm được tạo thành có thể kết tủa, khí bay lên hoặc là một axit mới yếu hơn

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

CaCO­3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑

+) HCl có tính khử khi tác dụng với chất có tính oxy hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, …axit clohydric có tính khử.

6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O

2HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + H2O

14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O

Bài tập phản ứng Mg + HCl

Câu 1: . Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

A. Fe, Ni, Ag     B. Zn, Cu, Mg

C. Cu, Na, Ba     D. Cr, Fe, Al

Giải:

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Fe + 2HCl →FeCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Cr + 2AgNO3 → Cr(NO3)2 + 2Ag

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là

A. 35,7 gam    B. 36,7 gam     C. 53,7gam     D. 63,7 gam

Giải:

nCl- = nHCl = 2nH2 = 0,6 mol.

Ta có: mmuối = mKL + 35,5. nCl-

⇒ mmuối = 36,7 gam.

Câu 3: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí là

A. Na2SO3, CaCO3, Zn.

B. Al, MgO, KOH.

C. BaO, Fe, CaCO3.

D. Zn, Fe2O3, Na2SO3.

Hướng dẫn giải chi tiết

Viết phản ứng ở từng đáp án

A.

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

B.

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑

H2SO4 + MgO → H2O + MgSO4

H2SO4 + 2KOH → 2H2O + K2SO4

→ Loại vì có 2 phản ứng với MgO và KOH không sinh ra khí

C.

BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4

Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4

CaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 + CaSO4

→ Loại vì có 2 phản ứng với BaO không sinh ra khí

D.

H2SO4 + Zn → H2 + ZnSO4

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

→ Loại vì có phản ứng với Fe2O3 không sinh ra khí

Câu 4: Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế magie sunfat.

Giải:

Phương trình hóa học:

Mg + H2SO4(loãng) → MgSO4 + H2

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Câu 5: Có 10g hỗn hợp bột các kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:

a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.

b) Phương pháp vật lí.

(Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng).

Giải:

a) Phương pháp hóa học:

– Ngâm hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HCl dư.

– Phản ứng xong, lọc lấy chất rắn, rửa nhiều lần trên giấy lọc.

– Làm khô chất rắn, thu được bột Cu.

– Cân, giả sử ta cân được 7,2g. Từ đó suy ra trong hỗn hợp có 7,2g Cu và 10-7,2= 2,8g Fe

⇒ % Cu = (7,2/10).100% = 72% và % Fe = 100% – 72% = 28%

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu + HCl → không phản ứng.

b) Phương pháp vật lí:

Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần trên hỗn hợp bột ta cũng thu được 2,8g bột Fe

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi bạn có thể biết được Mg + HCl để vận dụng vào làm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao nhanh chóng nhé

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *