Menu

Oxit là gì? Tính chất hóa học của Oxit, công thức hóa học của Oxit và bài tập minh họa

Ngay khi bắt đầu học môn Hóa học, chắc hẳn các em đã được nghe nhắc nhiều đến oxit. Các em đã thực sự hiểu rõ về oxit hay chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các em tìm hiểu oxit là gì, phân loại oxit và tính chất của oxit. Các em hãy theo dõi nhé!

Tham khảo thêm:

Oxit là gì?

Oxit là một hợp chất hóa học có chứa hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.

Công thức hóa học chung của oxit là: MxOy.

Trong đó: Gồm có ký hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và ký hiệu hóa học của nguyên tố M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x theo đúng quy tắc về hóa trị: II.y = n.x

Ví dụ: CuO, CaO, FeO, SO2, CO2,…

Phân loại oxit

Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau:

+) Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

+) Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

+) Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

+) Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước

Tính chất hóa học của oxit

1. Oxit bazơ

+) Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).

oxit

Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.

+) Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước

oxit-1

+) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

oxit-2

2. Oxit axit

+)Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

oxit-3

Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước.

+) Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dd bazơ → muối + nước.

oxit-4

+) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.

oxit-5

3. Oxit lưỡng tính:

Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính.

oxit-6

4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối):

Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…

Ứng dụng của oxit

Quặng manhetit có hàm lượng sắt cao nhất được dùng trong ngành luyện gang, thép.

Fe3O4 hạt nano được dùng để đánh dấu tế bào và xử lý nước bị nhiễm bẩn.

Cách điều chế oxit

rong điều kiện yếm khí, hydroxit sắt (Fe(OH)2) có thể bị oxy hóa bởi nước để tạo thành sắt oxit và hydro phân tử. Quá trình này được mô tả bởi phản ứng Schikorr:

3Fe(OH)2 ——> Fe3O4 + H2 + 2H2O

Magnetit kết tinh (Fe3O4) là chất có độ ổn định nhiệt động hơn so với sắt(II) hydroxit (Fe(OH)2)).

Sắt tác dụng với oxi cho ra oxit sắt từ:

3Fe + 2O2 → Fe3O4 (FeO.Fe2O3)

Các dạng bài tập áp dụng tính chất của oxit thường gặp

Câu 1: Cho các công thức sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là:

Giải:

Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO

Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO

Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O

C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2

=> không có công thức oxit NaO và CO3.

Câu 2: Chỉ ra các oxit bazơ trong các oxit sau: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O

Giải:

Oxit bazơ là oxit của kim loại. Các kim loại là: Ca, Cu, Ba, Na…

=> các oxit bazơ là: CaO, CuO, BaO, Na2O

Câu 3: Công thức hóa học của một loại sắt oxit có tỉ lệ khối lượng như sau:

mFe : mO = 7 : 2. Xác định công thức hóa học của oxit?

Giải:

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On

Giả sử có 1 mol Fe2On

=> Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112 gam

Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n gam.

Ta có: mFe : mO = 7 : 2 hay 112/16.n= 7/2 => n= 2

=> công thức chưa tối giản là: Fe2O2 => công thức oxit cần tìm là FeO.

Câu 4: Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.

Oxit của R có hóa trị III là R2O3

Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng

=> %mR = oxit-8.100% =70%

=> 2.MR = 0,7.(2.MR + 3.16) => MR = 56 (g/mol)

=> R là nguyên tố Fe.

Oxit Fe2O3 là oxit bazơ.

Câu 5: Để hòa tan hoàn toàn 0,32 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 0,2M. Công thức hóa học của oxit đó là

Giải:

nHCl = 0,04.0,2 = 0,008 mol

Giả sử kim loại có hóa trị II → oxit có dạng MO

MO + 2HCl → MCl2 + H2O

0,004 ← 0,008                                               mol

oxit-9

Vậy điều giả sử là đúng. Oxit là CuO.

Câu 6: Để hòa tan hoàn toàn 26,2 gam hỗn hợp Al2O3 và CuO thì cần phải dùng vửa đủ 250 ml dung dịch H2SO4 2 M. Phần trăm khối lượng Al2O3 và CuO trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

Giải:

naxit = 0,25.2 = 0,5 mol

Gọi số mol của Al2O3 và CuO lần lượt là x và y mol

⇒102x + 80y = 26,2 (1)

Phương trình hóa học:

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

x………3x                       mol

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

y …….. y                        mol

⇒naxit = 3x + y = 0,5 (2)

Từ (1) và (2) giải được x = 0,1 và y = 0,2 mol

oxit-87

Mong rằng những nội dung trên đây sẽ giúp bạn trả lời được những thắc mắc câu hỏi của mình. Hơn hết đó là có thể giải được những bài toán của mình

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *