Menu

Lý thuyết FeS2 + HNO3→ Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O và bài tập có đáp án

FeS2 + HNO3→ Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O là phản ứng oxi hóa khử được chung tôi biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học Hóa học 10, cũng như các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.

Tham khảo thêm:

3FeS2 + 26HNO3→ 3Fe(NO3)3 + 6H2SO4 + 17NO + 7H2O

Điều kiện để FeS2 + HNO3: Không có

Cách tiến hành để FeS2 + HNO3: Cho FeS2 tác dụng với acid HNO3.

Hiện tượng phản ứng hóa học cho FeS2 tác dụng với acid HNO3: Sau phản ứng xuất hiện khí không màu (NO) hóa nâu trong không khí

Cân bằng phản ứng FeS2 + HNO3

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

+) Xác định sự thay đổi số oxi hóa:

Fe+2 →  Fe+3

S-2 →  S+6

N+5→  N+2

(Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng)

+) Lập thăng bằng electron:

Fe+2 →  Fe+3 + 1e

S-2 →  S+6 + 8e

FeS → Fe+3 + S+6 + 9e

N+5 + 3e →  2N+2

→ Có 3FeS và 9NO.

+) Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:

3FeS2 + 26HNO3 → 3Fe(NO3)3+ 6H2SO4 + 17NO + 7H2O

Bài tập phản ứng FeS2+HNO3

Câu 2. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Khí X là:

Giải:

Ta có:

nMg= 3,6/24 = 0,3 mol

nX = 2,24/22,4 =0,1 mol

Mg0 → Mg+2 +2e

0,15 →  0,3

N+5 + (5 – n) e → N+n

0,3 → 0,1

=> 0,1 (5-n) = 0,3 => n = 2 => NO

Câu 2. Cho m (g) hỗn hợp Fe và Cu tác dụng hết với 100 ml dung dịch HNO3 2,4 M có nung nóng thu được dung dịch A và một khí màu nâu đỏ. Cô cạn dung dịch A thu được 10,48 g hỗn hợp 2 muối khan. Giá trị của m (g)?

Giải:

nHNO3 = 0,1.2,4 = 0,24 mol;

2H+ + NO3 + e → NO2 + H2O

nNO3- tạo muối = 0,12 mol

mmuối = m + mNO3 = m + 0,12.62 ⇒ m = 10,48 – 7,44 = 3,04 gam

Câu 3. Hòa tan hoàn toàn hh X gồm 8,1 gam Al và 29,25 gam Zn bằng dd HNO3 12,6% (vừa đủ) thu được V lit N2O (đktc, khí duy nhất) và dung dịch Y chứa 154,95 gam muối tan. Giá trị của V là

Giải:

mAl(NO3)3 = 8,1.213/27 = 63,9 gam; mZn(NO3)3 = 29,25.189/65 = 85,05 gam

my = mAl(NO3)3 + mZn(NO3)2  + mNH4NO3 ⇒ mNH4NO3 = 6 gam ⇒ nNH4NO3 = 0,075 mol

nN2O = (0,3.3 + 0,45.2 – 0,075.8)/8 = 0,15 mol ⇒ V = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Câu 4. Hòa tan 38,4 gam Cu vào dung dịchHNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V:

Giải:

Sử dụng bảo toàn e: nNO = 38,4/64 . 2/3 = 0,4 mol ⇒ V = 0,4.22,4 = 8,96 lít

Câu 5. Dãy kim loại nào dưới đây không phản ứng với axit HNO3 đặc nguội?

A. Cu, Fe, Ag

B. Cu, Fe, Cr

C. Cr, Fe, Al

D. Fe, Cr, Ag

Giải:

 Al, Fe, Cr là những kim loại bị thụ động với HNO3 đặc nguội

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi bạn có thể biết được FeS2 + HNO3 để vận dụng vào làm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao nhanh chóng nhé

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *