Menu

Lý thuyết CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O và bài tập có đáp án

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O là phản ứng hóa học, được THPT Chuyên Lam Sơn biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học Hóa học 11. Hy vọng tài liệu này có thể giúp các bạn viết và cân bằng phương trình một cách nhanh và chính xác hơn từ đó biết cách vận dụng giải dạng bài tập cho oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm.

Tham khảo thêm:

Phương trình phản ứng CO2 tác dụng Ca(OH)2:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

kết tủa trắng

Điều kiện phản ứng CO2ra Ca(OH)2: Không có

Cách tiến hành phản ứng cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2: Sục khí CO2 qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2:

Hiện tượng Hóa học CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2: Xuất hiện kết tủa trắng Canxi cacbonat (CaCO3) làm đục nước vôi trong

Bài toán CO2 dẫn vào dung dịch Ca(OH)2

+) Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (1)

Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)

+) Đặt T = nCO2 : nCa(OH)2

  • Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối CaCO3
  • Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
  • Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

+) Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2

+) Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2.

Bài tâp phản ứng CO2 + CA(OH)2

Câu 1. Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, MgO, Al2O3 vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa là

Giải:

Na2O + H2O → 2Na+ + 2OH-

CaO + H2O → Ca2+ + 2OH-

Al2O3 + 2OH- →2AlO2– + H2O

Vậy dung dịch X có chứa Na+, Ca2+, AlO2-, OH- (có thể dư)

Khi sục CO2 dư vào dd X:

CO2 + OH- → HCO3

CO2+ AlO2– + H2O → Al(OH)3↓ + HCO3

Vậy kết tủa thu được sau phản ứng là Al(OH)3

Câu 2. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là

Giải:

Các chất tạo kết tủa với dung dịch BaCl2 là: SO­3, NaHSO4, Na2SO3, KSO4

Phương trình phản ứng xảy ra

SO3 + H2O → H2SO4

BaCl2 + H2SO4→ BaSO4↓ + 2HCl

BaCl2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + 2HCl + Na2SO4

BaCl2 + Na2SO3 → 2NaCl + BaSO3

BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4

Câu 3. Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là

Giaỉ:

Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2xảy ra phản ứng:

Phương trình phản ứng xảy ra

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2

Hiện tượng quan sát được: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.

Câu 4. Để nhận biết 2 dung dịch chứa: NaOH và Ca(OH)2 đựng trong 2 lọ mất nhãn, có thể dùng hóa chất nào sau đây?

Giải:

Dùng CO2nhận biết NaOH và Ca(OH)2

CO2 làm đục nước vôi trong, còn NaOH không hiện tượng.

Phương trình phản ứng xảy ra

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Câu 5. Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít CO2 (đktc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Giải:

nCO2  = 0,672/22,4 = 0,03 (mol)

nCa(OH)2 = 2.0,01 = 0.02 (mol)

Xét tỉ lệ:

1 < nCO2/nCa(OH)2= 0,03/0,02 = 1,5 < 2

→ Phản ứng tạo hai muối là CaCO3và Ca(HCO3)2, khi đó cả CO2 và Ca(OH)2 đều hết

Gọi x, y lần lượt là số mol của CaCO3 và Ca(HCO3)2 ta có:

Các Phương trình phản ứng xảy ra

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O(1)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

Theo phương trình phản ứng (1):

nCO2= nCa(OH)2 = nCaCO3 = x (mol)

Theo phương trình phản ứng (2):

nCO2 = 2nCa(HCO3)2 = 2y (mol)

nCa(OH)2= nCa(HCO3)2 = y (mol)

Từ đó ta có hệ phương trình sau:

x + 2y = 0,03 (3)

x + y = 0,02 (4)

Giải hệ phương trình (3), (4) ta được:

→ x = y = 0, 01(mol) →x = y= 0,01 (mol)

mKết tủa= mCaCO3 = 0,01.100 = 1(g)

Câu 6. Hấp thụ hoàn toàn V lít (đktc) CO2 vào 200 ml dd hỗn hợp (Ba(OH)2 1,2M và NaOH 2M), phản ứng hoàn toàn thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị V là:

Giải:

nNaOH = 0,2 mol; nBa(OH)2 = 0,1 mol; nBaCO3 = 0,08 mol

nBaCO3= 0,08 mol < nBa(OH)2 = 0,1 mol

Nên có 2 trường hợp

Trường hợp 1: Chưa có sự hòa tan kết tủa

nCO2 = nBaCO3= 0,08 mol => V = 0,08.22,4 = 1,792 lít

Trường hợp 2: Đã có sự hòa tan kết tủa

=> nCO2 = nOH – nCO32- = (nNaOH + 2nBa(OH)2) – nBaCO3= 0,32 mol

=> V = 0,32.22,4 = 7,168 lít

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi bạn có thể biết được CO2 + CA(OH)2 để vận dụng vào làm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao nhanh chóng nhé

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *