Menu

Lý thuyết P2O5+ H2O → H3PO4 và bài tập có đáp án

P2O5+ H2O → H3PO4 là phản ứng chứng tỏ P2O5 tan trong nước tạo ra axit H3PO4. Sau đây THPT Chuyên Lam Sơn sẽ giúp bạn cân bằng phương trình phản ứng, cách thực hiên, cách nhân biết chi tiết trong bài viết dưới đây

Tham khảo thêm:

Phương trình phản ứng P2O5+ H2O:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Điều kiện phản ứng P2O5 tác dụng với nước: Không có

Cách thực hiện phản ứng P2O5 tác dụng với nước: Cho P2O5 tác dụng với nước

Hiện tượng nhận biết phản ứng P2O5 tác dụng với nước: Chất rắn màu trắng Điphotpho pentaoxit (P2O5) tan dần. Dung dịch axit H3PO4 làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ.

Kiến thức cơ bản về P2O5

Tính chất vật lý P2O5

Là chất khói trắng, không mùi, háo nước và dễ chảy rữa thường dùng để làm khô các chất.

Tính chất hóa học P2O5

Axit trung bình

+) Trong dung dịch H3PO4 phân li thuận nghịch theo 3 nấc:

H3PO4 ↔ H+ + H2PO4-

H2PO4- ↔ H+ + HPO42-

HPO42- ↔ H+ + PO43-

– Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

+) Tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O

2H3PO4 + 3Na2O → 2Na3PO4 + 3H2O

+) Tác dụng với bazơ → muối + H2O (tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau).

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O

+) Tác dụng với kim loại đứng trước H2 → muối + H2

2H3PO4 + 3Mg → Mg3(PO4)2 + 3H2

+) Tác dụng với muối → muối mới + axit mới

H3PO4 + 3AgNO3 → 3HNO3 + Ag3PO4

Tính oxi hóa – khử

+) Trong H3PO4, P có mức oxi hóa +5 là mức oxi hóa cao nhất nhưng H3PO4 không có tính oxi hóa như HNO3 vì nguyên tử P có bán kính lớn hơn so với bán kính của N → mật độ điện dương trên P nhỏ → khả năng nhận e kém.

Các phản ứng do tác dụng của nhiệt

2H3PO4 → H4P2O7 + H2O (200 – 2500C)

+) Axit điphotphoric

H4P2O7 → 2HPO3 + H2O (400 – 5000C)

+) Axit metaphotphoric

Chú ý: Axit photphorơ H3PO3 là axit 2 lần axit.

Cách điều chế P2O5

+) Trong phòng thí nghiệm:

P + 5HNO3 đặc → H3PO4 + 5NO2 + H2O (t0)

+) Trong công nghiệp:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đặc → 3CaSO4 + 2H3PO4 (t0)

+) Để điều chế H3PO4 với độ tinh khiết cao ta dùng sơ đồ: P → P2O5 → H3PO4

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Bài tập phản ứng P2O5+ H2O

Câu 1. Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một dung dịch chứa 20 g NaOH. Muối được tạo thành là:

Giải:

nCO2= 11,2/22,4 = 0,5 mol;

nNaOH = 20/ 40 = 0,5 mol

T = nNaOH/nCO2 = 0,5/0,5 = 1 mol

Sau phản ứng thu được muối NaHCO3

Câu 2. Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là:

Giải:

nNa2O = mNa2O/MNa2O =6,22/(23 + 16) = 0,1 (mol)

Phương trình hóa học:

Na2O + H2O → 2NaOH

0,1          0,1     0,2

Theo phương trình hóa học:: nNaOH = 2nNa2O = 2.0,1 = 0,2 (mol)

⟹ mNaOH = nNaOH. MNaOH = 0,2.40 = 8 (g)

Khối lượng dung dịch sau là: mdd sau = mNa2O + mH2O = 6,2 + 193,8 = 200 (g)

Dung dịch A thu được là dung dịch NaOH

Nồng độ phần trăm C%NaOH = mNaOH/mddsau.100% = 8/200.100% = 4 %

Câu 3. Cho a gam P2O5 tác dụng với 507 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 6a gam chất rắn. Giá trị của a là

Giải:

Xét trường hợp 1:

P2O5và NaOH pứ vừa đủ tạo muối:

nH2O = nNaOH = 1,014 mol.

P2O5+ H2O →  2H3PO4

a/142 → 2a/142 mol

Có thể xảy ra các phương trình hóa học sau:

H3PO4 + NaOH → NaH2PO4+ H2O (3)

H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4+ 2H2O (4)

H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4+ 3H2O (5)

Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

mH3PO4 + mNaOH= mrắn + mH2O

(2a/142).98 + 1,014.40 = 6a + 1,014.18

→ a = 13,772 gam (loại).

Trường hợp 2: Chất rắn gồm: NaOH dư; Na3PO4

P2O5 + 6NaOH→ 2Na3PO4 + 3H2O

a/142 1,014 2a/142 3a/142

Áp dụng bảo toàn khối lượng:

mP2O5 + mNaOHbđ = mrắn + mH2O

a + 0.507.2.40 = 3a + 18.6a/142 => a = 17,04 gam.

Câu 4. Đốt hoàn toàn m gam photpho trong oxi dư, rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 41,0 gam muối. Giá trị của m là

Giải:

Phương trình phản ứng xảy ra

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5+ 6NaOH dư → 2Na3PO4 + 3H2O

=> nNa3PO4 = 41/164 = 0,25 (mol)

Bảo toàn nguyên tố P  ta có

nP = nNa3PO4 = 0,25 (mol)

=> mP = 0,25.31 = 7,75 (gam)

Câu 5. Cho 7,1 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được hỗn hợp gồm các chất là

Giải:

Ta có

nP2O5 = 0,05 mol;

nNaOH= 0,15 mol = 3nP2O5

=> Phản ứng tạo ra 2 muối là NaH2PO4 và Na2HPO4

Phương trình phản ứng

P2O5 + 2NaOH + H2O → 2NaH2PO4

P2O5 + 4NaOH →  2Na2HPO4 + H2O

Câu 6. Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M; và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Để trung hòa 300 ml dung dịch A cần vừa đủ V ml dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)20,1M. Giá trị của V là

Giải:

Thể tích mỗi axit là 100ml

nH+ = nHCl + 2nH2SO4+  3nH3PO4=  0,1.0,3+ 2.0,2.0,1+ 3.0,1.0,1 = 0,1 mol

nOH-= (V.0,1+2.0,2.V)/1000 mol

H+ OH- → H2O

Theo phương trình: nH+= nOH

nên 0,1= (V.0,1 + 2.0,2.V)/1000 suy ra V= 200 ml

Câu 7. Cho 22 gam NaOH vào dung dịch chứa 19,6 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch. Khối lượng từng muối khan thu được là

Giải:

nNaOH = 22/40 = 0,55 mol;

nH3PO4 = 19,6/98 = 0,2 mol

Ta có: 2< nNaOH/nH3PO4 = 0,55/0,2 = 2,75 < 3 phản ứng sinh ra 2 muối là Na2HPO4 (x mol) và Na3PO4 (y mol)

Phương trình hóa học

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

2x ← x ← x

3NaOH + H3PO4→ Na3PO4 + 3H2O

3y ← y ← y

nNaOH = 2x + 3y = 0,55 (1)

nH3PO4 = x + y = 0,2 (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,05; y = 0,15

mNa2HPO4= 0,05.142 = 7,1 gam

mNa3PO4= 0,15.164 = 24,6 gam

→ mmuối = 7,1 + 24,6 = 31,7 gam

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi bạn có thể biết được P2O5+ H2O để vận dụng vào làm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao nhanh chóng nhé

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *