Menu

Độ tan là gì? Công thức tính độ tan và các dạng bài tập có lời giải chi tiết nhất

Độ tan là gì? Công thức tính độ tan và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan ra sao? Bạn chưa biết cách đọc bảng tính tan? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời đầy đủ, chính xác trong bài viết dưới đây nhé, Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tham khảo thêm:

Độ tan là gì?

Độ tan (độ hòa tan) của một chất được hiểu là số gam chất đó tan trong 100g dung môi (thường là nước) để tạo thành một dung dịch bão hòa ở một điều kiện nhiệt độ cho trước.

Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

+) Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng.

+) Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

Công thức tính độ tan:

Công thức tính độ tan: S = mct/mdm . 100%

Trong đó:

  • mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa
  • mdm là khối lượng dung môi (thường là nước) để tạo thành dung dịch bão hòa

Tính tan của một số axit, bazơ, muối

+) Axit: Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3)

+) Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước, bazơ được chia thành 2 loại theo tính tan:

  • Bazơ tan được trong nước: NaOH, KOH, Ba(OH)2, còn Ca(OH)2 ít tan…
  • Bazơ không tan được trong nước: Fe(OH)3, Cu(OH)2, Mg(OH)2

+) Muối: Hầu hết muối đều tan trong nước, muối chia thành 4 loại:

  • Hầu hết muối natri, kali đều tan: NaCl, K2SO4,…
  • Những muối nitrat đều tan: NaNO3, AgNO3,…
  • Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4
  • Phần lớn các muối cacbonat, photphat không tan trừ muối natri, kali

Các dạng bài tập áp dụng công thức độ tan thường gặp

Bài 1: Cho các muối sau: KCl, AgCl, BaSO4, CaCO3, MgCl2, những muối nào không tan trong nước?

Giải:

– Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4

– Phần lớn các muối cacbonat không tan trừ muối natri, kali

⇒ Những muối không tan trong nước là: AgCl, BaSO4, CaCO3

Bài 2: Biết 90 gam NaCl hòa tan trong 250 ml nước thì thu được dung dịch bão hòa (DH2O = 1 g/ml) ở 25oC. Tính độ tan trong nước của NaCl ở 25oC ?

Giải:

mH2O = D.V = 1. 250 = 250g

Công thức tính độ tan: S= mct  / mdm . 100

Độ tan trong nước của NaCl ở 25oC là: S = ( 90/ 250) 100= 36 gam

Bài 3: Ở 40oC, hòa tan m gam K2SO4 vào 115 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của K2SO4 ở nhiệt độ 40oC là 15gam. Giá trị của m là bao nhiêu?

Giải:

dọ-tan

Khối lượng K2SO4 cần hòa tan vào 95 gam nước để thu được dung dịch bão hòa là:

m =  (15. 115)/100= 17,25 gam

Bài 4: Ở 20oC hoà tan 30g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là:

Giải:

Độ tan của muối KNO3 trong nước ở 20oC là:

dọ-tan-1

Bài 5: Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC. Biết khi hòa tan hết 106 g Na2CO3 trong 500 g nước ở 18oC thì được dung dịch bão hòa.

Giải:

Độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC là:

dọ-tan-2

Bài 6: Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20oC thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là:

Giải:

Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước thu được dung dịch bão hòa

=> mct = 14,36 gam và mdm = 40 gam

dọ-tan-3

Bài 7: Ở 20oC, khi hòa tan 40 gam kali nitrat vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa.  Vậy ở 20oC, độ tan của kali nitrat là:

Giải:

Độ tan của 1 chất là số gam chất đó hòa tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định

dọ-tan-4

Bài 8: Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ này hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước thì dung dịch bão hòa.

Giải:

Hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước → dung dịch bão hòa

=> mct = 45 gam;  mdm = 150 gam

dọ-tan-5

Bài 9: Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

Giải:

Gọi khối lượng NaCl cần hòa tan thêm là m

=> Khối lượng NaCl hòa tan vào 50 gam nước để tạo dd bão hòa là: mct = m + 15

Ta có: mdm = 50 gam

dọ-tan-6

=> m = 3 gam

Mong rằng những nội dung trên đây sẽ giúp bạn trả lời được những thắc mắc câu hỏi của mình. Hơn hết đó là có thể giải được những bài toán của mình

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *