Menu

[Bí Quyết Nấu Sữa Đậu Nành Nguyên Chất, Lá Dứa] Vừa Thơm Vừa Béo

Sữa đậu nành là một loại đồ uống không những thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe chúng ta. Mà công thức nấu sữa đậu nành cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần mất khoảng 30 phút là có thể làm cho cả nhà những ly sữa đậu nành thơm ngon bổ dưỡng. Nào, chúng ta cùng vào bếp thôi nhé.

Cách chọn hạt đậu nành ngon

– Hạt đậu nành phải có màu trắng ngà, đều màu

– Vỏ hạt đậu không có xuất hiện vết nứt hoặc đã nảy mầm

– Hạt có hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng, mùi béo ngậy

– Hạt mẩy, kích thước các hạt đậu nành tương đồng nhau, bóp chắc hạt, không mủn, không vụn, không mềm

– Nên chọn thời gian mua hạt vào sau các vụ mùa đậu nành, hoặc 3 – 4 tháng sau vụ mùa.

Hướng dẫn cách nấu sữa đậu nành vừa thơm vừa béo tại nhà

Cách nấu sữa đậu nành nguyên chất bổ dưỡng

Nguyên liệu nấu sữa đậu nành:

  • Đậu nành: 120g
  • Nước: 1,2l
  • Cọng lá dứa: 3-4
  • Dụng cụ cần thiết: Vải lọc, máy xay sinh tố

Các bước nấu sữa đậu nành nguyên chất đơn giản tại nhà

Bước 1: Đậu nành rửa sạch, ngâm vào nước từ 6-8 tiếng để hạt đậu mềm ra, nở to. Sau đó rửa sạch lại rồi để ráo.

Bước 2: Sau khi đậu nở, cho đậu và một chút nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Nếu lượng đậu quá nhiều, có thể chia làm 2 lần xay.

Bước 3: Dùng khăn xô hoặc túi lọc lọc phần bã đậu, chỉ lấy phần nước. Có thể lọc thêm một lần nữa để loại bỏ cặn bã đậu.

Bước 4: Cho sữa đậu đã lọc vào nồi, đun lửa nhỏ để sữa sôi từ từ, vừa không bị khê vừa tránh trào ra bếp. Sữa sôi, đun thêm từ 10 – 15 phút rồi bạn nhắc nồi xuống và để nguội.

Cách nấu sữa đậu nành lá dứa ngon

Nguyên liệu

  • Đậu nành hạt: 700gr
  • Lá dứa: 3-4 lá
  • Đường cát
  • Nước đun sôi để nguội
  • Lạc rang hoặc mè rang
  • Dụng cụ: Máy xay sinh tố, vải xô để lọc, bình đựng, cốc định lượng.

Các bước nấu sữa đậu nành lá dừa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

+ Bạn ngâm đậu nành bằng nước ấm từ 6 – 8 tiếng đối với mùa hè, 10 – 12 tiếng đối với mùa đông, chú ý để hạt đậu nành nở hết.

+ Sau khi hạt đậu sẽ nở ra rất nhiều, bạn dùng tay để chà xát qua làm sạch lớp vỏ bên ngoài. Rửa lại lần nữa cho sạch, nhớ xả hết phần bọt và vớt bỏ những hạt lép.

Bước 2: Xay đậu nành

+ Cho đậu nành và 350ml nước vào máy xay sinh tố.  Xay đậu trong 2 phút, cứ 30 giây nên nghỉ một lần để tránh máy bị nóng, xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.

+ Ở công đoạn này nếu muốn sữa thơm ngậy và có hương vị hơn, bạn có thể cho thêm mè trắng hoặc đậu phộng vào xay cùng. Không cần máy xay bạn sẽ khá khó khăn trong việc làm sữa đậu nành.

Bước 3: Nấu sữa đậu nành

+ Đổ đậu nành đã xay nhuyễn vào túi vải sạch, lọc cho hết cặn. Dùng tay vắt lấy phần sữa nguyên chất.

+ Cho sữa vào nồi, tiếp tục thêm từ 350 – 500 ml nước lọc vào (tùy chọn nếu muốn đặc hay loãng). Bật lên bếp đun sôi với lửa to, đến khi gần sôi thì hạ lửa nhỏ, lưu ý nhớ vớt bọt thường xuyên và khuấy đều tay để sữa đậu nành không bị đóng bánh và cháy dưới đáy nồi.

+ Cuối cùng, bạn thêm đường vào sữa và khuấy đều để đường tan. Lượng đường có thể cân đối để vừa với khẩu vị của gia đình.

Bước 4: Dùng lá dứa tạo mùi thơm

+ Lá dứa bạn rửa sạch, buộc thắt nút rồi cho vào nồi nấu sữa đậu. Lá dứa sẽ giúp sữa đậu nành có mùi thơm hơn và vị dễ uống.

+ Cho thêm lá dứa vào nồi sữa đang đun để tạo hương thơm, đun thêm khoảng 10 phút thì vớt lá dứa ra.

Cách bảo quản sữa đậu lành

Sau khi sữa nguội, bạn có thể bảo quản trong chai lọ sạch, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức mỗi ngày.

Nhiệt độ bảo quản là từ 2 – 5 độ C. Sữa bảo quản trong tủ lạnh vừa mát vừa giữ được độ đậm đặc nên được nhiều người yêu thích.

Một số lưu ý khi nấu sữa đậu nành

+ Bạn không nên cho quá nhiều mè đen sẽ làm sữa đậu nành có vị đắng chát, nếu cho ít quá sẽ không làm dậy được vị mè trong sữa đậu nành.

+ Cứ cách 20 – 30 giây bạn nên khuấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh ván đậu hình thành trên mặt sữa.

+ Bạn cũng không nên cho thêm sữa tươi hay sữa đặc sẽ làm thay đổi hương vị nguyên bản tự nhiên của đậu nành.

Tác dụng tuyệt vời của sữa đậu nành

Tốt cho da, chống lão hóa

Sữa đậu nành chứa chất Genistein có tác dụng giúp kéo dài quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giúp làn da tươi tắn và trẻ trung.

Chống loãng xương, giúp phát triển chiều cao

Lượng calcium dồi dào trong sữa đậu nành có tác dụng chống loãng xương với phụ nữ, tăng chiều cao, chắc xương với trẻ em trong giai đoạn trưởng thành.

Giảm nguy cơ béo phì

Thực phẩm từ đậu nành rất ít tinh bột nhưng lại giàu protein với đầy đủ các axit amin cần thiết, không cholesterol và rất ít chất béo no nên đậu nành có hiệu quả tích cực trong việc giúp cơ thể điều chỉnh, chuyển hóa chất béo, ngăn ngừa tích tụ mỡ ở vùng bụng và giảm cảm giác thèm ăn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Các thực phẩm từ đậu nành có hàm lượng đường rất thấp đồng thời chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm tỷ lệ hấp thụ đường vào máu.

Ngăn ngừa ung thư

Đậu nành được xem như một trong những thực phẩm chống ung thư vì:

– Thành phần genistein trong đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương tế bào, làm giảm nguy cơ ung thư.

– Chất ức chế Protease Bowman-Birk trong đạm đậu nành có thể giúp ức chế sự khởi phát ung thư.

– Chất daizein trong đạm đậu nành nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, phá hủy những chất có hại cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ bị ung thư.

– Hàm lượng chất xơ trong đậu nành khá cao nên đậu nành còn có khả năng phòng ngừa ung thư ruột già và ung thư dạ dày.

Sữa đậu nành quả thật có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng chúng ta không nên lạm dụng quá nhiều mà phải biết cách sử dụng sao cho hợp lý nhé.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *