Menu

Lý thuyết 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O và bài tập có đáp án

Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O là phản ứng oxi hoá khử. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết các bước cân bằng của chúng tôi sẽ giúp các bạn học sinh biết cách vận dụng làm các dạng bài tập tương tự. Mời các bạn tham khảo.

Tham khảo thêm:

Phương trình phản ứng Al tác dụng với HNO3 loãng ra NH4NO3

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Điều kiện để Al tác dụng với HNO3: Không có

Cách tiến hành phản ứng Al tác dụng với HNO3: Nhỏ từ từ dung dịch axit HNO3 vào ông nghiệm đã để sẵn lá nhôm

Hiện tượng phản ứng Al tác dụng với HNO3: Chất rắn màu trắng của nhôm (Al) tan dần trong dung dịch, xuất hiện khí làm sủi bọt khí trong dung dịch và hóa nâu ngoài không khí là nitơ oxit (NO)

Tính chất hóa học của nhôm

Tác dụng với oxi và một số phi kim.

4Al + 3O2→ 2Al2O3

ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

Nhôm tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)

Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3đặc, nguội

Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc

Al + 4HNO3→ Al(NO3)3 + NO + 2H2O

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe

Tính chất hóa học riêng của nhôm.

Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2+ 3H2

Phản ứng nhiệt nhôm

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.

Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:

Fe2O3+ 2Al → 2Fe + Al2O3

Một số phản ứng khác như:

3CuO + 2Al → Al2O3 + 3Cu

8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe

Cr2O3 + 2Al →  Al2O3 + 2Cr

Bài tập phản ứng AL + HNO3

Câu 1. Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: K2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; CaCl2 và CuCl2; Ca và KHSO4. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

Giải:

1) K2O và Al2O3

nKOH = 2nK2O = 2 mol

2KOH + Al2O3 + 3H2O → 2K[Al(OH)4]

2 mol 1 mol

=> hỗn hợp tan hết

2) Cu và Fe2(SO4)3

Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

1 mol 1 mol

=> hỗn hợp tan hết

3) CaCl2 và CuCl2 : hỗn hợp tan hết

4) Ca và NaHSO4

Ca(OH)2 + KHSO4 → CaSO4↓ + KOH + H2O

Hỗn hợp tan tạo kết tủa và khí H2

=> có 3 hỗn hợp hòa tan vào nước chỉ tạo thành dung dịch

Câu 2. Cho 2,7 gam Al tác dụng với HNO3 loãng phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc).

Giải:

nAl = 2,7 : 27 = 0,1 (mol)

Al → Al3+ + 3e

0,1 →  0,3 (mol)

ne nhường = ne nhận = 0,3 (mol)

N+5 + 3e → NO

0,3 → 0,1 (mol)

=> VNO = 0,1.22,4 =2,24 (l)

Câu 3. Cho 3,84 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,256 lít khí (ở đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li hoàn toàn thành các ion. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là:

Giải:

nH+ = nHCl+ 2nH2SO4 = 0,2.1 + 2.0,2.0,5 = 0,4 mol

nH2 = 4,256/22,4 = 0,19 mol

=> nH+( phản ứng) = 0,38 mol < 0,4 mol

=> axit dư, kim loại hết

Gọi nMg = x mol, nAl= y mol

mX= 24x + 27y = 3,84 (1)

nH2= x + 1,5y = 0,19 (2)

Giải hệ phương trình (1), (2) ta được

x = 0,07

y = 0,08

%mAl= (0,08.27)/3,84.100% = 56,25%

Câu 4. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 1,68 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric đặc nguội, sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là:

Giải:

Cho Al, Cu vào HCl dư thì chỉ có Al phản ứng:

Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2H2

Ta có: nAl = 2/3.nH2 = 2/3. 0,075 = 0,05 mol

Cho Al, Cu vào HNO3 đặc nguội thì chỉ có Cu phản ứng:

Cu + 4HNO3→ Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Ta có: nCu = 1/2. nNO2 = 1/2. 0,15 = 0,075 mol

Vậy m gam hỗn hợp X gồm 0,1 mol Al và 0,15 mol Cu → m = 0,05.27 + 0,075.64 = 6,15 gam

Câu 5. Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại thu được 4 gam một chất rắn. Công thức muối đã dùng là

Giải:

Quan sát đáp án ta thấy 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: MNO3 → MNO2

M + 62 → M + 46 (gam)

9,4          4 (gam)

=> 4(M + 62) = 9,4.(M + 46) => M = -34,14 (loại)

Trường hợp 2: 2M(NO3)n → M2On

2(M + 62n) 2M + 16n

9,4 4

=> 8(M + 62n) = 9,4.(2M + 16n) => M = 32n

Ta thấy: n = 2 => M = 64 (Cu)

=> Muối đã dùng là Cu(NO3)2

Câu 6. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là:

Giải:

Fe3O4+ 4H2SO4 → FeSO4+ Fe2(SO4)3+ 4H­2O

Thành phần dung dịch X chứa Fe2+, Fe3+, SO42-, H+.

Có 6 chất là Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3 tác dụng được với dung dịch X.

Các phương trình hóa học lần lượt xảy ra là:

Cu + 2Fe3+ →2Fe2+ + Cu2+

3Fe2+ + 4H+ NO3 →3Fe3++ NO + 2H2O

5Fe2+ + 8H+ MnO4 → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

Ba2+ + SO42- → BaSO4

2Fe2+ + Cl2 → 2Fe3++ 2Cl

3Fe2+ + 4H+ NO3 →3Fe3+ + NO + 2H2O

Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu tới các bạn phương trình hóa học Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể vận dụng tốt vào cân bằng phản ứng cũng như làm bài tập tính toán, học tập tốt hơn môn hóa lớp 12

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *