Menu

Đường sức từ là gì? Đặc điểm, tính chất của đường sức từ chuẩn 100%

Trong bài viết dưới đây, THPT CHUYÊN LAM SƠN chia sẻ lý thuyết về đường sức từ là gì? Đặc điểm và tính chất của đường sức từ chi tiết trong bài viết dưới đây để các bạn cùng tham khảo nhé

Đường sức từ là gì?

Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

Tính chất của đường sức từ

  • Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.
  • Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
  • Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc)
  • Người ta quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ mau và chỗ nào yếu thì các đường sức từ thưa.

Tham khảo thêm:

Các ví dụ về đường sức từ

Đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng

Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam.

Càng gần đầu thanh nam châm, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn).

Đặc điểm đường sức từ của nam châm chữ U

Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong có hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm chữ U, có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vao cực Nam.

Càng gần đầu thanh nam châm, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn).

Đường sức từ của từ trường trong khoảng thời gian giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau. Từ trường trong khu vực đó là từ trường đều.

Từ trường của dòng điện thẳng rất dài

duong-suc-tu

Các đường sức từ của dòng điện thẳng là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện.

Có chiều được xác định bởi quy tắc nắm tay phải sau đây: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều các đường sức từ.

Từ trường của dòng điện tròn

duong-suc-tu-1

Các đường sức từ của dòng điện tròn đều có chiều đi vào một mặt và đi ra mặt kia của dòng điện tròn ấy.

  • Đường sức từ ở tâm dòng điện là một đường thẳng vuông góc với mặt dòng điện tròn.
  • Quy ước: mặt Nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, còn mặt Bắc thì ngược lại.

Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam và đi ra từ mặt Bắc của dòng điện tròn ấy.

  • Ta có thể dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ tại tâm của dòng điện tròn: Khum bàn tay phải sao cho chiều cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện tròn, thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ đi qua tâm của dòng điện tròn.
  • Người ta có thể dùng quy tắc cái đinh ốc hoặc quy tắc vặn nút chai phải để xác định chiều đường sức từ của từ trường của một số sòng điện dạng đơn giản.

Bài tập trắc nhiệm về đường sức từ thường gặp

Câu hỏi 1: Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện

A. xung quanh dòng điện thẳng
B. xung quạnh một thanh nam châm thẳng
C. trong lòng của một nam châm chữ U
D. xung quanh một dòng điện tròn

⇒ Đáp án đúng: C

Câu hỏi 2: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây ?

A. Chiều của các đường sức tuân theo những quy tắc xác định.

B. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.

C. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

⇒ Đáp án đúng: D

Câu hỏi 3: Đường sức từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là

A. các đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

B. các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

C. các đường cong hoặc đường tròn hoặc đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

D. các đuờng tròn hay đường elip tùy theo cường độ dòng điện.

⇒ Đáp án đúng: B

Câu hỏi 4: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho

A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

⇒ Đáp án đúng: C

Câu hỏi 5: Đường sức từ của từ trường gây ra bởi

A. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của ống dây đó

B. dòng diện tròn là những đường tròn

C. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau

D. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện

⇒ Đáp án đúng: A

Hy vọng với những chia sẻ thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn biết được đường sức từ là gì? Tính chất và đặc điểm của đường sức từ để áp dụng vào làm bài tập

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.