Menu

Chuyển động cơ học là gì? Các dạng bài tập có lời giải từ A – Z

Chuyển động cơ học là một trong những kiến thức cơ bản của vật lý lớp 8 được vận dụng khá nhiều trong các bài tập trong các bài thi hiện nay. Chính vì vậy, THPT CHUYÊN LAM SƠN sẽ chia sẻ lý thuyết về chuyển động cơ học là gì? Các dạng chuyển động cơ học thường gặp và các dạng bài tập có lời giải chi tiết để các bạn cùng tham khảo nhé

Chuyển động cơ học là gì?

Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

Ví dụ: Tàu đang chạy trên biển suy ra tàu có sự dịch chuyển cơ học so với Trái Đất.

Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.

Tính tương đối của chuyển động

chuyen-dong-co-hoc

Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.

  • Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
  • Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

Các dạng chuyển động cơ học thường gặp

Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật vạch ra khi chuyển động. Thường thì ta sẽ hay gặp những dạng chuyển động như sau:

  • Chuyển động thẳng: Quỹ đạo chuyển động là đường thẳng, ví dụ như một vật rơi tự do từ trên cao xuống.
  • Chuyển động cong: Quỹ đạo chuyển động là đường cong, ví dụ như ném, chuyền một vật.
  • Chuyển động tròn: Quỹ đạo chuyển động là đường tròn, ví dụ như cánh quạt quay.

Tham khảo thêm: Định luật phản xạ ánh sáng và bài tập có hình vẽ minh họa chuẩn 100%

Phương pháp giải bài tập chuyển động cơ học

1. Chuyển động cơ học

Khi nói vật này chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật (làm mốc) nào?

Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét vị trí của vật A so với vật B. Nếu:

  • Vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.
  • Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B.

2. Tính tương đối của chuyển động

Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B và vật C. Sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng lại đứng yên so với vật C.

Ví dụ 1: Làm thế nào để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên?

Lời giải

Để nhận biết được các vật đang chuyển động hay đứng yên ta so sánh vị trí của vật so với vật khác theo thời gian:

  • Ô tô với vật nào đó đứng yên bên đường (cột đèn, cột điện, …)
  • Thuyền với vật nào đó đứng yên bên bờ sông (cây bên bờ sông, …)
  • Đám mây với vật nào gắn với Trái đất (nhà cửa, cây, …)

=> Ta nói chúng đứng yên nếu vị trí không thay đổi so với vật làm mốc. Ta nói chúng chuyển động nếu vị trí thay đổi so với vật làm mốc.

Ví dụ 2: Một người trên tàu A thấy tàu B đang di chuyển tiến về phía trước. Còn người trên tàu B thấy tàu C cũng đang di chuyển về phía trước. Vậy thì người trên tàu A sẽ nhìn thấy tàu C như thế nào?

A. đứng yên
B. lùi ra phía sau
C. tiến về phía trước
D. tiến về phía trước rồi sau đó lùi ra phía sau

Lời giải

Với vật mốc là người A thì tàu B đang di chuyển về phía trước. Với vật mốc là người B (hay tàu B, vì người và tàu đứng yên so với nhau) thì tàu C di chuyển về phía trước. Theo tính chất bắc cầu suy ra với người A, tàu C cũng di chuyển về phía trước.

Vậy đáp án C là đúng.

Ví dụ 3: Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây (H.1.1). Như vậy có phải Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không ?

chuyen-dong-co-hoc-1

Không thể kết luận được vì nó tùy thuộc vào vật làm mốc:

  • Nếu chọn Trái Đất là vật làm mốc thì Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
  • Nếu chọn Mặt Trời là vật làm mốc thì Trái Đất chuyển động xoay từ tây sang đông.

Ví dụ 4: Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào ?

chuyen-dong-co-hoc-2

Ôtô : Đứng yên so với người lái xe; chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.

Người lái xe : Đứng yên so với ôtô; chuyển động so với người bên đường và cột điện.

Người đứng bên đường : Đứng yên so với cột điện; chuyển động so với ô tô và người lái xe.

Cột điện : Đứng yên so với người đứng bên đường; chuyển động so với ô tô và người lái xe.

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi các bạn có thể hệ thống lại kiến thức về chuyển động cơ học để áp dụng vào làm bài tập nhé

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *