Cách Tỉa Chân Nhang Đúng Cách, Không Phạm Tâm Linh
Bát hương nhà bạn rất đầy bạn muốn tỉa bớt đi nhưng bạn lại không biết cách tỉa chân nhang như thế nào? Nên tỉa chân hang vào ngày nào thì tốt? Bài khấn xin rút chân nhang đọc ra sao,…Tất cả sẽ được THPT Chuyên Lam Sơn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây
Nội Dung
Tỉa chân nhang là gì? Ý nghĩa của việc tỉa chân nhang
Tỉa chân nhang có nghĩa là dọn dẹp chỗ ngồi cho gia tiên hoặc các các vị thần sau một năm để thể hiện lòng thành kính cũng như để đón ông bà, chư Thần linh cùng về ăn Tết với gia đình, bắt đầu một năm mới sung túc, an vui và may mắn.
Nên tỉa chân hương vào ngày nào thì tốt?
Thời điểm tỉa chân nhang là ngày 23 tháng Chạp âm lịch, ngày này được coi là một ngày cực kỳ tốt để tỉa chân nhang đón sự may mắn, thịnh vượng. Bên cạnh đó còn có 2 ngày tốt nữa đó là ngày 26 và 28 tháng Chạp âm lịch.
Bên cạnh đó, không có quy định cụ thể nào về việc nên tỉa chân nhang trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo, nhưng thường mọi người sẽ tỉa chân nhang sau khi đã tiễn ông Công ông Táo về trời, với ý niệm ban thờ đã gọn gàng sạch sẽ sau khi các ông trở về.
Ngoài ra, có thể tỉa chân nhang hàng ngày, không phải đợi đến ngày ông công ông táo mới được tỉa. Việc để chân nhang lùm xùm có thể khiến bát hương và ban thờ không được sạch sẽ, không trang nghiêm, có thể bốc cháy, gây ra nhiều nguy hiểm.
Ai là người tỉa được chân nhang?
Trong Phật giáo, việc cúng lễ, lau chùi, tỉa chân nhang không phân biệt nam hay nữ, kể cả phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt; miễn là họ giữ vệ sinh sạch sẽ. Do đó, phụ nữ hay nam giới đều thắp hương, tỉa chân nhang, khấn vái, dọn dẹp ban thờ được bình thường.
Cách tỉa chân nhang đúng cách không bị mất lộc
1. Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết trước khi tỉa nhang
- Rượu gừng sạch: Mua rượu mới và dùng củ gừng mới, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu.
- Nước hoa (không bắt buộc)
- 1 tờ báo/tấm vải sạch
- 2 khăn sạch
- Chậu nước sạch
Bạn lấy 1 củ gừng để nguyên vỏ, rửa sạch, giã nát. Sau đó đổ rượu vào, ngâm trong 30 phút rồi lấy khăn sạch để chuẩn bị lau dọn. Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật thì không dùng rượu gừng mà thay bằng nước sạch. Lau bàn thờ Phật trước rồi mới lau dọn bàn thờ gia tiên.
2. Xin phép tổ tiên hoặc thần linh để bắt đầu tỉa nhang
Người tỉa chân nhang cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Sau đó thắp hương để thông báo cho tổ tiên hoặc thần linh biết rằng mình sắp dọn dẹp nhà thờ. Việc này được thực hiện với ý niệm mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang nơi khác để việc lau dọn của con cháu không ảnh hưởng tới các ngài.
3. Đọc văn khấn tỉa chân nhang
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:………
Hôm nay là ngày ……… tháng ……., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
4. Tiến hành lau dọn bàn thờ
Đối với bình hoa, chén nước, đình đồng, đèn…các bạn có thể di chuyển nhưng phải giữ cố định bát nhang, bài vị. Bạn dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng (30 phút trở lên) lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không vội vàng.
5. Rút chân nhang ra khỏi bát lư
Bạn để tờ báo hoặc tấm vải sạch ở gần bát hương để đựng chân nhang. Một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân hương, khóm chân hương để lên tờ báo/vải, cẩn thận để không làm tung tóe tro. Bạn tỉa chân nhang cho đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3, 5, 7, 9 chân nhang trong bát hương.Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài).
Sau khi tỉa xong, bạn có thể để chân nhang ở nơi sạch sẽ (có thể là bồn hoa, gốc cây sạch), hoặc mang đi hóa, lấy tro bón vào gốc cây. Không được bỏ tro vào thùng rác, để chung với những vật ô uế, không thanh tịnh.
6. Thắp hương sau khi hoàn thành
Sau khi làm xong các bước trên, gia chủ tiến hành thắp nhang kính báo gia tiên và các vị thần đã hoàn thành việc dọn dẹp.
Con Nam mô A di đà phật! ( 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại dòng họ………………………………………………
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………..……..
Hôm nay ngày…tháng…năm…con được thời khắc hoan hỉ để sái tịnh lại hương án.
Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị, các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.
Xin các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ được toàn gia an lạc, điều lành mang lại điều dại mang đi, tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.
Tâm trần con có, lễ trần con dâng. Nếu việc âm có điều gì thiếu sót, con kính xin các ngài tha thứ, chở che. Cúi xin các ngài linh thiêng giáng hạ.
Con xin kính thành cẩn cáo!
Con Nam mô A di đà phật! (3 lần)
Một số lưu ý khi tỉa chân nhang bao sái
Trước khi tiến hành tỉa chân nhang thì phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, trang phục gọn gàng, tôn nghiêm, đặc biệt phải rửa sạch tay.
Mọi đồ dùng để tỉa chân nhang nên là đồ mới và sạch, hoặc có thể là vật dụng cũ nhưng phải chuyên dùng để phục vụ cho những công việc lau dọn bàn thờ.
Không được rút hết chân hương ra khỏi bát hương trong quá trình bao sái bàn thờ bởi như vậy sẽ mang lại nhiều xui xẻo cho gia đình trong năm mới.
Trong khi tỉa chân nhang, nhiều nơi quan niệm rằng phải giữ cho bát nhang bất động, không bị xê dịch, xoay mặt đi hướng khác.
Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi có thể giúp các bạn biết cách tỉa chân nhang đúng cách không bị phạm tâm linh, tán lộc. Hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi để được chia sẻ những thông tin khác về phong thủy nữa nhé.