Menu

Công thức tính diện tích hình bình hành, chu vi hình bình hành chính xác

Để học tốt môn toán hình các bạn cần phải hiểu rõ về tính chất, dấu hiệu nhận biết và công thức tính để có thể áp dụng vào giải bài tập cho chính xác. Hôm nay THPT Chuyên Lam Sơn xin gửi đến các bạn công thức tính diện tích hình bình hànhchu vi hình bình hành chính xác nhất bạn có thể học thuộc để áp dụng vào giải bài tập.

dien tich hinh binh hanh

1. Hình bình hành là gì ?

Hình bình hành trong hình học Euclide là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau. Nó là một dạng đặc biệt của hình thang.

2. Tính chất hình bình hành

Trong hình bình hành thì có:

  1. Các cạnh đối song song và bằng nhau.
  2. Các góc đối bằng nhau.
  3. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

3. Công thức tính diện tích hình bình hành

dien tich hinh binh hanh

=> Diện tích hình bình hành bằng cạnh đáy nhân với chiều cao, công thức tính S = a.h

Trong đó

  • S là diện tích.
  • a = cạnh đáy
  • h= chiều cao

Ví dụ 1 : Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình bình hành đó là:

A. S = (a+h)×2

B. S = a+h

C. S = a×h

D. S = a×h∶2

Trả lời

Đáp án đúng là : S=a×h. chọn đáp án C

Ví dụ 2 : Cho một hình bình hành ABCD có chiều dài cạnh đáy CD = 10 cm và chiều cao nối từ đỉnh A xuống cạnh CD dài 5 cm. Hỏi diện tích của hình bình hành ABCD là bao nhiêu.

Giải:

Áp dụng theo công thức tính diện tích hình bình hành ta có:

S = a.h = 10.5 = 50 cm2.

Vậy diện tích của hình bình hành là 50 cm2.

Ví dụ 3 : Diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 14cm và chiều cao là 8cm là:

A. 22cm2

B. 44cm2

C. 56cm2

D. 112cm2

Giải 

Diện tích hình bình hành đó là:

14×8=112(cm2)

Đáp số: 112cm2. Chọn đáp án C

4. Công thức tính chu vi hình bình hành

=> Chu vi hình bình hành là tổng độ dài của 4 cạnh hình bình hành hay nói cách khắc bằng 2 lần tổng một cặp cạnh của hình bình hành đó. Công thức P = ( a + b ) x 2

Trong đó

  • P là chu vi hình bình hành
  • a và b: hai cạnh nằm kề nhau của hình bình hành.

Ví dụ 4 : Tính chu vi của hình bình hành có cạnh a = 20 cm, cạnh b =15 cm

Giải

Áp dụng công thức P = 2 x (a + b)

=> P = 2 x (20 + 15) = 50 cm

Ví dụ 5 : Cho một hình bình hành ABCD có hai cạnh a và b lần lượt là 5 cm và 7 cm. Hỏi chu vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?

Bài Giải:

=> Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có: P = (a +b) x 2 = (7 + 5) x 2 =12 x 2 = 24 cm

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.