Menu

[ Cách Để Học Giỏi ] Tiếng Anh, Văn, Toán, Hóa [ Bạn Cần Biết ]

Học giỏi là điều mà bạn học sinh nào cũng đều mong muốn khi còn ngồi ghế nhà trường. Không phải bạn nào học cũng đều sẽ giỏi mà còn vào tố chất của từng bạn cũng như phương pháp dạy của thầy cô.

Có nhiều bạn đã tìm kiếm từ khóa ” cách để học giỏi ” toàn diện hay học giỏi một môn nào đó mà bạn đang yếu như : Toán, toán hình, văn, tiếng anh, hóa, lịch sử, sinh học …

Hôm nay mình xin gửi đến các bạn một số cách để học giỏi bất kỳ một môn nào theo phương pháp học sau đây. ( Bạn cần áp dụng đúng cách nhé)

Cách để học giỏi bất cứ môn nào, giỏi toàn diện

Cách để bạn học giỏi đầu tiên bạn cần trăm chỉ học tập, luôn cố gắng tìm hiểu và có một phương pháp học thật khoa học, học đúng cách.

1. Một cơ thể khỏe manh và đầu óc linh hoạt sẵn sàng học tập

Các em sẽ chỉ tiếp thu được kiến thức hiệu quả và dễ dàng nhất khi cơ thể và đầu óc của mình sẵn sàng. Vì thế hãy luôn tạo cho mình một tình thần tốt nhất, sức khỏe tốt nhất để dành cho việc học bằng những cách sau :

+ Ăn uống khoa học : Để có cơ thể khỏe mạnh các em cần có chế đồ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế những môn đồ ăn nhanh tối đa. Đồng thời cũng phải uống nhiều nước ( 2 lít mỗi ngày ) hạn chế uống thức uống có cồn, có gas

+ Ngủ đủ giấc : Nếu muốn bộ não luôn ở trạng thái tốt nhất các em cần phải ngủ đúng giờ và đủ giấc, như thế bạn ngày các em sẽ cảm thấy tình tão và minh mẫn. Hãy ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày ( 7 – 8 tiếng ban đêm và 30 phút buổi trưa ) Hạn chế dùng điện thoại và máy tính vào buổi tối muộn trước khi đi ngủ. Hãy ngủ sớm và dậy sớm

+ Thể dục thể thao thường xuyên : khi có sức khỏe dồi dào, tinh thần thoải mái, đầu óc tỉnh táo thì việc học sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

2. Lựa chọn cho minh một cách học khoa học

+ Làm thế nào để học giỏi? Đấy chắc chắn là bạn phải học có phương pháp rõ ràng. Bạn không thể học với nhiều phương pháp nhưng những phương pháp đó lại không hề phù hợp với bản thân mình.

  1. Bí quyết học tập khoa học, hiệu quả
  2. Học buổi sáng là tốt nhất
  3. Ngủ đủ giấc và không thức khuya
  4. Tự đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thành nó
  5. Tập trung cao độ khi học
  6. Dùng sơ đồ Mind Map để ghi nhớ hiệu quả hơn
  7. Bắt cả 2 bán cầu não hoạt động

+ Có vô vàn những cách học được những anh chị thủ khoa đi trước truyền đạt lại nhưng chưa chắc những phương pháp học đó lại phù hợp với bạn.

+ Hã lựa chọn cách thức học nào mà bạn cảm thấy bản thân hứng thú, dễ tiếp thu nhất.

+ Khi học lý thuyết kết hợp với làm nhiều bài tập liên quan sẽ giúp các em nhanh chóng nắm bắt được kiến thức, ghi nhớ và thành thạo.

3. Tập trung cao độ khi học

+ Các em hãy tập trung mỗi khi nghe các thầy cô giảng bài để tránh bỏ sót những kiến thức quan trọng.

+ Một kiến thức nhỏ cũng có thể làm cho các em gặp khó khăn khi làm bài tập hay tiếp thu các kiến thức tiếp theo.

+ Hãy chọn vì trí ngồi phù hợp và có thể nghe rõ ràng lời giảng của các thầy cô.

+ Hãy hỏi thật kỹ những kiến thức các em chưa hiểu, thường xuyên dơ tay lên bảng làm bài tập để được giáo viên chữa các kiến thức sai của mình

4. Nhớ luôn ghi chép đầy đủ

+ Việc ghi chép đầy đủ những kiến thức trên lớp sẽ giúp các em nhớ sâu được kiến thức hơn, việc học tại nhà cũng đơn giản hơn.

+ Việc ghi bài kết hợp những ghi chú, chú thích về lời giảng của giáo viên là điều các em nên làm để mình hiểu sâu kiến thức.

+ Sau khi ghi chép đầu đủ, về nhà các em học cách tóm tắt các ý chính của bài học. Điều này sẽ giúp các em nhớ lâu hơn, hiểu được các ý chính của bài học.

5. Làm đầy đủ bài tập về nhà đúng hạn

+ Hãy làm đầy đủ và đúng hạn những bài tập được giao về nhà từ dễ đến khó. Trong quá trình làm bài tập các em hãy ghi chú những vẫn đề mình chưa hiểu để tìm cách giải quyết.

+ Nhờ bạn bè, thầy cô tìm cách giải tốt nhất rút kinh nghiệm cho lần sau. Việc làm nhiều bài tập sẽ giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn

6. Có phương pháp học tập thông minh

+ Học thông minh ở đây có nghĩa là bạn phải biết cách sắp xếp thời gian của mình; biết phải bắt đầu từ đâu, với những kiến thức nào, biết tham khảo những sách nào.

Cách để học giỏi môn toán đại, toán hình

1. Nắm chắc các lý thuyết, định nghĩa:

+ Dù không phải học thuộc lòng như mấy môn xã hội, nhưng các định nghĩa cũng như lý thuyết của môn Toán bắt buộc các em phải học thật chắc.

+ Các tính chất, công thức, định nghĩa phải nhớ thì các em mới vận dụng nó vào bài tập để chứng minh, giải thích hay phân tích được.

+ Những gì có thể nhớ được trên lớp thì các em cứ cố gắng nhét vào đầu, vì nó sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi học bài ở nhà.

2. Không học dồn:

+ Đối với các môn tự nhiên như toán lý hóa, đặc biệt là môn Toán, thì các em phải học vững cái trước thì mới học tốt được cái sau. Bởi thế, việc học dồn là điều không thể để xảy ra với môn học này.

+ Có nhiều bạn học sinh không học bài, đến khi thi mới lôi ra học công thức này nọ thì sẽ có kết quả thi rất thấp.

+ Bởi vì phải có một quá trình để học và trao dồi mỗi ngày, áp dụng những kiến thức vào bài tập thì các em mới ghi nhớ lâu được.

+ Các kiến thức có liên quan với nhau, vì thế khi các em đã bỏ quá nhiều mà giờ phải học dồn sẽ không hiểu quả và ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nữa.

3. Lắng nghe và ghi chép mọi thông tin từ bài giảng:

+ Đa số bài giảng của thầy cô đều nằm trong sách tới 80% và chỉ 20% là ở ngoài sách để các em hiểu sâu hơn.

+ Vì thế, hãy ghi chép tất cả những gì thầy cô giảng dạy vì đó đều cần thiết và giúp ích cho các em rất nhiều. Nếu chỉ ngồi nghe thôi mình sẽ quên nhanh khi về nhà.

+ Vì vậy, không những nghe mà còn phải viết xuống tập một cách cẩn thận để có cái mình xem lại. Hãy tập cho mình thói quen đó các em nhé, nó rất hiệu quả đấy!

4. Mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu:

+ Trong quá trình học trên lớp, chắc chắn sẽ có những điều các em thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ.

+ Hãy mạnh dạn dơ tay để hỏi Thầy Cô của mình để họ giảng lại hay giải thích cho các em nghe nhé. Vì khi các em hiểu sâu, các em mới làm bài tập và khắc ghi trong đầu được.

+ Đừng ngại ngùng khi mình hỏi, vì thầy cô sẽ rất vui nếu các em dám hỏi để thêm kiến thức cho mình. Họ sẽ giúp đỡ học trò của mình bằng mọi cách để các em học tốt hơn!

Cách để học giỏi môn Văn

1. Suy nghĩ tích cực tự tạo cho mình niềm hứng khởi

+ Bạn ngại học và bỏ bê môn này vì nghĩ mình không đủ khả năng, không hứng thú? Chính những suy nghĩ này cản trở bạn tiến bộ.

+ Thay vào đó, hãy dành thời gian tự nhủ với bản thân: “Người khác học được mình cũng học được”. Khác với các môn Tự nhiên như Toán, Lý…khi đã mất gốc rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.

2. Luyện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lại

+ Luyện đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, sách văn học rồi rút ra ý chính cho mình làm tư liệu học tập để bạn thêm hiểu từ ngữ tiếng Việt và rèn luyện khả năng sáng tạo, tư duy sâu sắc.

+ Khi đọc, nếu bạn cứ thụ động chăm chăm học thuộc lòng từng câu, từng chữ thì chỉ khiến bạn càng thêm khó tiếp thu. Bạn cần tập trung tối đa vào tác phẩm và dành thời gian mỗi ngày khoảng 30 phút – 1 tiếng để đọc lại.

+ Đọc chứ không phải học thuộc lòng : đó thực sự là cách hiệu quả giúp bạn ghi nhớ nội dung chính tác phẩm, giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi làm bài.

3. Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảo

+ Soạn bài trước thì khi vào lớp bạn sẽ dễ dàng trả lời những câu hỏi được đặt ra. Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý.

+ Bạn có thể viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó.

+ Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là bạn nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó.

4. Tập trung nghe giảng, tránh làm việc riêng và ghi chép bài đầy đủ

+ Nhiều bạn sử dụng đồ ăn thức uống, máy nghe nhạc và điện thoại di động vào giờ Văn cho đỡ buồn ngủ. Tuy nhiên, khi ăn uống, nghe nhạc hay bấm điện thoại bạn đã bỏ phí bài giảng, mà môn văn nếu bị đứt quãng chắc chắn bạn sẽ không hiểu gì cả.

+ Chính việc bạn tập trung nghe giảng khiến thầy cô càng thêm hứng thú tận tình truyền đạt kiến thức cho bạn giúp bạn học tốt hơn.

+ Đừng vì chán nản môn Văn mà bạn cứ bỏ trống vở ghi, đến lúc kiểm tra thì chạy nháo nhào đi mượn vở chép bài thế rồi vừa chép không kịp và kiến thức cũng chẳng có là bao.

+ Ghi chép bài đầy đủ và sạch sẽ bạn dễ dàng tập trung vào việc học đồng thời mau thuộc bài hơn.

5. Mạnh dạn biến tiết học Văn trở nên thú vị

+ Mạnh dạn xung phong phát biểu ý kiến vừa chống buồn ngủ trong giờ học Văn vừa giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích nhớ bài lâu hơn.

+ Chỗ nào không hiểu rõ bạn cứ mạnh dạn giơ tay hỏi lại thầy cô để thêm tự tin và vững vàng phân tích tác phẩm. Hơn thế nữa, hãy “hô biến” tiết Văn trở nên thú vị bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua cùng xây dựng bài học.

+ Thử thể hiện diễn xuất, giọng kể của bạn qua các văn bản được học trên lớp và môn Văn sẽ “dễ nuốt” hơn bao giờ hết vì chính bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết học.

6. Gạch dưới những ý chính và sử dụng sơ đồ cây

+ Nếu bạn cảm thấy bài giảng có quá nhiều ý khiến bạn lan man, khó học thì hãy gạch dưới những ý chính được thầy cô lưu ý nhiều trong bài. Bạn có thể áp dụng sơ đồ cây để học dàn ý.

+ Ý chính nằm ở giữa, các ý phụ ý nhỏ hơn sẽ là những nhánh cây đâm ra. Văn học là môn thiên về cảm xúc nhưng nếu bài viết của bạn rất tình cảm mà thiếu ý cũng khó được điểm cao.

7. Hãy học với tâm trạng thực sự thoải mái

+ Việc học Văn là hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị bắt buộc mà tự ép bản thân. Đừng ngại viết ra những điều mới, ý kiến riêng của bạn thay vì lo lắng không đúng theo sách.

+ Đôi khi sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài viết của bạn thêm nổi bật và khả năng ngôn từ vững chắc hơn.

+ Học với tâm trạng thật sự thoải mái bạn sẽ thấy việc học Văn không hề khó khăn chút nào, hơn hết bạn cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *