Menu

[ Phương Pháp Dạy Học Tích Cực là gì ] Có bao nhiêu phương pháp ?

Chào mừng các bạn đến với bài viết về các phương pháp dạy học tích cực hiện nay ở Mầm Non, Tiểu Học, THCS, THPT, Đại Học … Nếu các bạn chưa hiểu về phương pháp học này mời các bạn đón xem thông tin bên dưới đây để hiểu thêm.

Phương pháp dạy học tích cực là gì ?

+ Là các biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.

+ Các kỹ thuật dạy học tích cực chưa phải là cách dạy học tích cực độc lập mà chỉ là là những đơn vị nhỏ nhất của các phương pháp dạy học.

+ Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa , tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học , tức là tập kết và o phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy.

+ Với cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và kiên trì xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao.

=> Tuy nhiên, khi đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.

Các bước tiến hành phương pháp dạy học tích cực

1. Dạy học thông qua hoạt động của học sinh là chủ yếu

+ Tức là trong tiết học, học sinh chính là đối tượng chính để khai phá kiến thức. Chính vì thế, giáo viên phải làm sao đó, với những cách thức gợi mở vấn đề ở một mức độ nhất định sẽ tác động đến tư duy của học sinh, khuyến khích học sinh tìm tòi và cùng bàn luận về vấn đề đó.

2. Chú trọng đến phương pháp tự học

+ Nếu bạn chủ động áp dụng phương pháp dạy và học tích cực, bạn phải loại bỏ hoàn toàn suy nghĩ cầm tay chỉ việc, đọc – chép… như những cách thức giảng dạy thông thường khác.

+ Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ chú trọng cho học sinh cách thức rèn luyện và tự học, tự tìm ra phương pháp học tốt nhất để có thể tự nắm bắt kiến thức mới.

+ Tất nhiên, kiến thức mới sẽ được giáo viên kiểm định và đảm bảo chắc chắn đấy là kiến thức chuẩn.

3. Ưu tiên phương pháp học nhóm, tập thể

Với phương pháp học tích cực, giảng viên phải biết cách chia đội, nhóm và giúp các học sinh phối hợp cùng với nhau để tìm ra phương pháp học tốt nhất.

4. Chốt lại kiến thức học

Cuối mỗi buổi học, giảng viên, gia sư sẽ cùng học sinh tổng hợp lại những kiến thức tìm hiểu được, đồng thời giải đáp những vấn đề học còn thắc mắc, cùng trao đổi và chốt lại kiến thức cho cả buổi học.

Các phương pháp dạy học tích cực hiện nay

1. DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

+ Để học sinh có thể tự chủ, tích cực trong các hoạt động học tìm tòi xây dựng kiến thức và vận dụng kiến thức của học sinh, giáo viên cần tổ chức tiến trình dạy học giải quyết vấn đề theo các pha, pháng theo tiến trình tìm tòi, khám phá để xây dựng, bảo vệ tri thức mới trong nghiên cứu khoa học. Tiến trình dạy học này gồm 3 pha:

  1. Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức phát biểu vấn đề
  2. Pha thứ hai: Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi tìm tòi giải quyết vấn đề
  3. Pha thứ ba: Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới.
    Có thể thấy mối quan hệ giữa tiến trình dạy học giải quyết vấn đề với tiến trình tìm tòi, khám phá trong nghiên cứu khoa học ở sơ đồ dưới đây:

+ Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề có thể thấy ở các phương pháp dạy học tích cực.

+ Trong các phương pháp dạy học truyền thống cũng có thể áp dụng thuận lợi dạy học giải quyết vấn đề như thuyết trình, đàm thoại để giải quyết vấn đề.

+ Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề là cơ sở để giáo viên vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực một cách hiệu quả.

2. DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

1. Khái niệm

+ Dạy học theo dự án là một kiểu tổ chức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu.

+ Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

2. Phân loại

Dạy học theo dự án có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại:

2.1. Phân loại theo chuyên môn

– Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học.
– Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn học khác nhau.

2.2. Phân loại theo quỹ thời gian

– Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 – 6 giờ học.
– Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“ngày dự án”), nhưng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học.
– Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“tuần dự án”) hay cả năm.

2.3. Phân loại theo nhiệm vụ

– Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
– Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.
– Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.
– Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên.

3. Đặc điểm của dạy học dự án

+ Có ba đặc điểm cốt lâi của dạy học theo dự án: định hướng người học, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm.

+ Trong dạy học theo dự án, dự án được tập trung vào những câu hỏi hay những vấn đề định hướng cho người học để tiếp xúc với những khái niệm và nguyên lí trọng tâm của môn học. Điều này thường được thực hiện thông qua bộ câu hỏi định hướng.

+ Bộ câu hỏi định hướng gồm câu hỏi khái quát (Essential Question), câu hỏi bài học (Lesson Question) và câu hỏi nội dung (Content Question). Trong đó, câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học thuộc loại câu hỏi mở. Loại câu hỏi mở có nhiều hơn một phương án đúng nhằm phát triển năng lực tư duy bậc cao. Loại câu hỏi nội dung chỉ có một phương án đúng duy nhất, còn gọi là câu hỏi đóng.

4. Tiến trình tổ chức dạy học dự án

4.1. Giai đoạn 1: Thiết kế dự án

4.1.1. Xác định mục tiêu

+ Giáo viên nên bắt đầu thiết kế dự án bằng việc nghĩ đến các sản phẩm cuối cùng. Giáo viên cần xác định những gì học sinh phải biết và có thể làm được khi dự án kết thúc. Cụ thể, giáo viên cần xác định mục tiêu dự án từ chuẩn kiến thức bài học và các kĩ năng cơ bản, những kĩ năng tư duy bậc cao và những kĩ năng thế kỉ XXI và những năng lực mà bài học tích hợp hướng tới.

4.1.2. Xây dựng ý tưởng dự án – thiết kế các hoạt động

+ Hoạt động dự án phải thiết kế sao cho đáp ứng được các nhu cầu hoạt động và nghiên cứu của người học đối với môn học, liên hệ với thực tiễn cuộc sống của học sinh.

+ Khi soạn kế hoạch hành động, giáo viên cần phát triển những kịch bản dự án sao cho chúng có thể đem lại những trải nghiệm học tập phong phú cho học sinh. Kịch bản cho một dự án hay sẽ đặt người học vào những vai năng động. Một kịch bản hay cần:

– Đặt ra cho học sinh những nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động, phải có ớ nghĩa;

– Có tính thực tiễn;

– Nhắm đến các chuẩn kiến thức và kĩ năng và bám sát mục tiêu dạy học.

4.1.3. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

+ Giáo viên xây dựng bộ câu hỏi định hướng để hướng dẫn dự án và giúp học sinh tập trung vào những ý tưởng quan trọng và những khái niệm mấu chốt của bài học. Câu hỏi khái quát phải thú vị, độc đáo, lôi cuốn người học.

4.1.4. Lập kế hoạch đánh giá và xây dựng các tiêu chí đánh giá

+ Giáo viên lập lịch trình đánh giá để đánh giá việc học của học sinh vào những thời điểm khác nhau trong suốt dự án.

+ Trước khi tiến hành dự án, giáo viên có thể thiết kế một số câu hỏi để đánh giá nhu cầu về kiến thức và kĩ năng của học sinh liên quan đến dự án sắp thực hiện và nội dung bài học.

+ Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên có thể thiết kế một số công cụ đánh giá để khuyến khích học sinh tự định hướng, đánh giá sự tiến bộ của các em như: bộ câu hỏi định hướng, phiếu quan sát nhóm, phiếu phản hồi bạn học, phiếu tự đánh giá và đánh giá nhóm, tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án…

+ Sau khi kết thúc dự án, giáo viên tiến hành đánh giá tổng kết quá trình thực hiện dự án của các nhóm qua sản phẩm mà các em làm được.

4.1.5. Xây dựng nguồn tài nguyên tham khảo

+ Giáo viên có thể xây dựng nguồn tài nguyên hỗ trợ để đảm bảo việc tìm kiếm thông tin của học sinh đúng hướng, đúng mục tiêu đã đặt ra. Tài nguyên hỗ trợ học sinh thực hiện dự án có thể là sách, báo, website…

4.2. Giai đoạn 2: Tiến hành dạy học theo dự án

Dạy học theo dự án theo các bước sau:

  1. Bước 1: Hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu và thảo luận ý tưởng dự án
  2. Bước 2: Đánh giá nhu cầu, kiến thức người học trước khi thực hiện dự án
  3. Bước 3: Chia nhóm và lập kế hoạch thực hiện dự án
  4. Bước 4: Học sinh thực hiện dự án theo kế hoạch đã đặt ra

4.3. Giai đoạn 3: Kết thúc dự án

+ Học sinh tổ chức trình bày sản phẩm dự án trong phạm vi lớp học hoặc trong nhà trường, ngoài xã hội tuỳ thuộc vào quy mô của dự án. Sản phẩm dự án rất đa dạng tuỳ thuộc vào ý tưởng và kịch bản dự án, có thể là bài thuyết trình, tờ rơi, báo tường, website, vật phẩm cụ thể, phóng sự, phim…

+ Giáo viên và các học sinh còn lại cùng dựa vào các tiêu chí đánh giá sản phẩm để đánh giá phần trình bày của nhóm bạn và sau đó cùng nhau rút kinh nghiệm, tổng kết lại nội dung bài học.

Mong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp dạy học tích cực cả thầy cô giáo đến các em học sinh.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *