[Bảng Chữ Cái Tiếng Việt ] Mới nhất, Cho bé có bao nhiêu chữ
Bảng chữ cái tiếng việt là nền móng để con em chúng ta có thể học tốt cũng như viết tốt, giao tiếp tốt trong cuộc sống hàng ngày, trong giờ học….
Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ cho cá bạn bảng chữ cái tiếng việt mới nhất, chính xác nhất để có thể dạy con học tốt nhất.
Nội Dung
Bảng chữ cái tiếng việt viết thường
Bảng chữ cái tiếng việt viết hoa
Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu chữ ?
Bảng chữ cái tiếng việt có tất cả 29 chữ như trên bảng bên trên, bạn có thể thấy được các phát âm cũng như cách đọc các chữ cái bên trong một bảng rất rõ.
Chú ý : Ngoài các chữ cái truyền thống có trong bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn thì hiện nay bộ giáo dục còn đang xem xét những ý kiến đề nghị của nhiều người về việc thêm bốn chữ mới vào bảng chữ cái đó là: f, w, j, z.
+ Vấn đề này đang được tranh luận hiện chưa có ý kiến thống nhất. Bốn chữ cái được nêu trên đã được xuất hiện trong sách báo nhưng lại không có trong chữ cái tiếng Việt.
Video dạy bé học bảng chữ cái tiếng việt dễ hiểu, dễ nhớ
Chú ý :
Ngoài ra còn có chín phụ âm được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như:
– Ph: có trong các từ như – phở, phim, phấp phới.
– Th: có trong các từ như – thướt tha, thê thảm.
– Tr: có trong các từ như – tre, trúc, trước, trên.
– Gi: có trong các từ như – gia giáo, giảng giải,
– Ch: có trong các từ như – cha, chú, che chở.
– Nh: có trong các từ như – nhỏ nhắn, nhẹ nhàng.
– Ng: có trong các từ như – ngây ngất, ngan ngát.
– Kh: có trong các từ như – không khí, khập khiễng.
– Gh: có trong các từ như – ghế, ghi, ghé, ghẹ.
– Trong chữ cái tiếng Việt có một phụ âm được ghép lại bằng 3 chữ cái: chính là Ngh – được ghép trong các từ như – nghề nghiệp.
Không chỉ có thế mà còn có ba phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau cụ thể là:
– /k/ được ghi bằng:
K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (VD: kí/ký, kiêng, kệ, …);
Q khi đứng trước bán nguyên âm u (VD: qua, quốc, que…)
C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: cá, cơm, cốc,…)
– /g/ được ghi bằng:
Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: ghi, ghiền, ghê,…)
G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: gỗ, ga,…)
– /ng/ được ghi bằng:
Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: nghi, nghệ, nghe…)
Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: ngư, ngả, ngón…)
Với chia sẻ về bảng chữ cái tiếng việt của chung tôi rất mong sẽ giúp được các bạn những thông tin bổ ích để giúp bé học thuộc, học giỏi bảng chữ cái nhanh nhất.