Menu

Lý thuyết cách xác định phương hướng ngoài thực địa – Bài tập có đáp án

Ở chương trình vật lý lớp 6, các bạn học sinh đã được học về trái đất và hành tinh của hệ mặt trời. Tuy nhiên, có nhiều bạn học sinh vẫn chưa biết cách xác định phương hướng ngoài thực địa. Chon nên, THPT Chuyên Lam Sơn sẽ chia sẻ lý thuyết xác định phương hướng ngoài thực địa kèm theo bài tập minh họa có đáp án để các bạn học sinh cùng tham khảo nhé

Hướng dẫn cách xác định phương hướng ngoài thực địa chi tiết nhất

Hiện nay, có rất nhiều cách xác định phương hướng ngoài thực tế bằng la bàn, hướng mặt trời mọc và mặt trời lặn, quan sát chòm sao Bắc Đẩu (sao Bắc cực) và quan sát chim bay theo mùa, hoa hướng dương,..

1. Xác định phương hướng bằng la bàn

Có thể nói cách xác định phương hướng bằng la bàn rất đơn giản, các bạn chỉ cần đặt la bàn ổn định trên một mặt phẳng tránh xa những vật dung kim loại. Sau đó nhìn vào la bàn để xác định phương hướng. Các hướng trên la bàn như sau:

  • Hướng Nam được kí hiệu là S.
  • Hướng Đông ký hiệu là E.
  • Hướng Bắc được kí hiệu là N.
  • Hướng Tây được kí hiệu là W.
  • Hướng Đông Bắc có kí hiệu là NE.
  • Hướng Đông Nam kí hiệu là SE.
  • Hướng Tây Nam kí hiệu là SW.
  • Hướng Tây Bắc kí hiệu là NW.

cach-xac-dinh-phuong-huong-ngoai-thuc-dia

Ví dụ khi nhìn vào la bàn ổn định và hình dung phía đi đến trường của bạn và nhìn vào la bàn thấy hướng khoảng 120o là hướng Đông Nam.

2. Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn

– Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc (buổi sáng):

  • Hướng Mặt Trời mọc (phía trước mặt): hướng đông.
  • Sau lưng: hướng tây.
  • Phía tay phải: hướng nam.
  • Phía tay trái: hướng bắc.

⇒Từ đó xác định các hướng phụ.

– Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời lặn (buổi chiều):

  • Hướng Mặt Trời lặn (phía trước mặt): hướng tây.
  • Sau lưng: hướng đông.
  • Phía tay phải: hướng bắc.
  • Phía tay trái: hướng nam.

⇒ Từ đó xác định các hướng phụ.

cach-xac-dinh-phuong-huong-ngoai-thuc-dia-1

Ví dụ: Khi thực hiện như trên mà hướng đến trường là hướng nằm ở vị trí giữa tay trái với đằng sau của bạn thì trường của bạn nằm ở hướng Tây Bắc so với nhà bạn.

3. Xác định phương hướng bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng

cach-xac-dinh-phuong-huong-ngoai-thuc-dia-2

Lấy 1 cây sào dài khoảng 2 m, cắm xuống đất cho đứng thẳng giữa bãi trống.

Giả sử lúc 9h sáng, quan sát bóng của đầu cây sào và lấy 1 hòn sỏi đánh dấu (vị trí A). Khoảng 15 phút sau, Mặt Trời dịch về phía tây, bóng nắng dịch về phía đông. Lấy 1 hòn sỏi thứ 2 đánh dấu vị trí của bóng nắng đầu cây sào (vị trí B).

Đứng đặt 2 gót chân ở vị trí của 2 hòn sỏi (hòn sỏi thứ nhất ở gót chân trái, hòn sỏi thứ 2 ở gót chân phải), mắt nhìn về phía trước. Đó là hướng bắc. Từ đó xác định các hướng còn lại.

Bài tập ứng dụng cách định phương hướng ngoài thực địa có lời giải

Ví dụ 1: Dựa vào hướng Mặt Trời lặn xác định được hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Lời giải.

Chọn đáp án A. Vì dựa vào hướng Mặt Trời mọc xác định được hướng Đông (vào buổi sáng). Dựa vào hướng Mặt Trời lặn xác định được hướng Tây (vào buổi chiều).

Ví dụ 2: Dựa vào sao Bắc Cực trên bầu trời, ta tìm được hướng nào?

A. Nam.

B. Tây.

C. Bắc.

D. Đông.

Lời giải

Chọn đáp án C. Vì dựa vào sao Bắc Cực trên bầu trời, ta tìm được hướng Bắc. Để tìm được sao Bắc Cực ta có thể dựa vào các chòm sao Đại Hùng, Thiên Hậu,…

Ví dụ 3: Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Nam chỉ

A. 900.

B. 2700.

C. 1800.

D. 3600.

Lời giải

Chọn đáp án C. Vì vòng đo độ có bốn hướng và số ghi là: hướng Bắc (00 hoặc 3600), hướng Nam (1800), hướng Tây (2700) và hướng Đông (900).

Ví dụ 4: Cách sử dụng la bàn đúng nhất là

A. đặt thăng bằng trên mặt phẳng, để gần các vật bằng kim loại, mở chốt hãm cho kim xác định hướng.

B. đặt thăng bằng trên mặt phẳng, để xa các vật bằng kim loại, mở chốt hãm cho kim chuyển động.

C. đặt thăng bằng trên mặt cong, để gần các vật bằng kim loại, khóa chốt hãm cho kim xác định hướng.

D. đặt thăng bằng trên mặt nghiêng, để gần các vật bằng phi kim, mở chốt hãm cho kim chuyển động.

Lời giải

Chọn đáp án B vì cách sử dụng la bàn đúng nhất là đặt thăng bằng trên mặt phẳng, để xa các vật bằng kim loại, mở chốt hãm cho kim chuyển động. Ta xác định được hướng Bắc – Nam, từ đó xác định được các hướng còn lại.

Ví dụ 5: Ở bán cầu nào vào ban đêm chúng ta nhìn thấy sao Bắc Cực?

A. Nửa cầu Đông.

B. Nửa cầu Tây.

C. Bán cầu Nam.

D. Bán cầu Bắc.

Lời giải

Chọn đáp án D. Vì ở bán cầu Bắc, vào đêm tối chúng ta có thể tìm thấy sao Bắc Cực (hay còn gọi là sao Bắc Đẩu) và ta xác định được hướng Bắc.

Ví dụ 6: Quan sát mặt trời buổi sáng, hãy xác định phương hướng ở nơi em đang đứng.

Lời giải:

Ví dụ Ánh sáng Mặt Trời buổi sáng chiếu thẳng vào trước cửa nhà, vậy từ cửa nhà em nhìn ra sẽ là hướng Đông.

Ví dụ 7: Xác định hướng từ vị trí nơi em đứng tới các vật xung quanh. Tạo ra tình huống “tìm kho báu” hay “đánh trận giả”, trong đó cần xác định phương hướng và vị trí của các địa điểm quan trọng trong trò chơi.

Lời giải:

Ví dụ: chơi trò “tìm kho báu”.

Nơi em đứng là hướng Bắc.

Nhà bạn em ở hướng Đông.

Kho báu nằm trong công viên ở hướng Tây Nam

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn học sinh biết cách xác định phương hướng ngoài thực địa để vận dụng vào làm bài tập để đạt kết quả cao trong học tập rồi nhé.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *