Menu

JD Là Gì? Nội Dung Của JD, Sự Khác Nhau Giữa JB Và JD

Ở phần Hỏi Đáp hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thuật ngữ trong lĩnh vực tuyển dụng, đó chính là JD là gì? vai trò của JD là gì? Sự khác nhau giữa JD và JB như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

JD là gì?

JD là từ viết tắt của Job Description, là bảng mô tả công việc cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của một vị trí mà nhà tuyển dụng đề ra cho ứng viên theo vị trí công việc ở doanh nghiệp. JD được viết đơn giản, giúp ứng viên dễ hiểu để so sánh với năng lực bản thân xem có phù hợp hay không và ứng tuyển.

Một bản JD chuẩn, phải có đầy đủ những thông tin như: vị trí, nhiệm vụ, trách nhiệm, chỉ tiêu công việc, quyền hạn…

Vai trò của JD

  • Đối với nhà quản trị

JD có vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà quản trị, vì thông qua nó họ có thể dễ dàng theo dõi chất lượng, hiệu quả công việc cũng như vạch định các kế hoạch phát triển công ty và điều chỉnh lại một cách hợp lý.

  • Đối với các ứng viên và nhân viên

Đối với mỗi vị trí công việc tuyến dụng, JD được xem là căn cứ giúp các ứng viên có thể đối chứng năng lực của mình hiện tại có phù hợp với những tiêu chí công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra hay không.

Nội dung tiêu chuẩn của JD cần có là gì?

Thông thường, sẽ không có một khuôn mẫu tiêu chuẩn nào dành cho JD. Tuy nhiên, để thu hút ứng viên, các nhà tuyển dụng ít nhất cần đảm bảo được nội dung của JD phải có gồm:

+ Chức danh công việc: Nhà tuyển dụng cần đưa rõ thông tin cho các ứng cử viên về việc mình sẽ làm gì và ở vị trí như nào trong bộ phận hay trong cả công ty.

+ Vị trí công việc: nhà tuyển dụng cần thể hiện được vị trí đang cần tuyển dụng nằm ở đâu trong tổ chức, từ đó giúp ứng viên dễ hình dung hơn. Các thông tin về công việc, nơi làm việc,… cũng cần đầy đủ.

+ Trách nhiệm trong công việc: nêu cụ thể công việc cần làm giúp ứng viên hiểu được công việc mình sẽ đảm nhận là gì, làm gì để hoàn thành tốt và vì sao lại thực hiện hết các yêu cầu đó.

+ Trình độ học vấn: những yêu cầu về nền tảng kiến thức, bằng cấp, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm…hay là hệ thống các yêu cầu, đòi hỏi về tiêu chuẩn, điều kiện của từng vị trí để hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được mô tả.

+ Yêu cầu kinh nghiệm chuyên môn: là điều kiện cần cho một vị trí, bởi nhìn chung một kinh nghiệm làm việc phù hợp mới có thể đảm nhiệm tốt được yêu cầu công việc đặt ra.

+ Mức lương và đãi ngộ: 2 yếu tố này sẽ phần nào thu hút được các ứng cử viên về mức lương mà họ có thể nhận được, những đãi ngộ của công ty như các ngày lễ, giờ làm việc, đãi ngộ trong chính sách chăm sóc sức khỏe nhân viên.

Sự khác nhau giữa JD và JP

Nội dung của JD chủ yếu sẽ trả lời cho câu hỏi “Phải làm gì?” còn JP có thể trả lời đồng thời hai câu hỏi “Chủ yếu làm gì?” và “Phải làm tốt như thế nào?”.

Nhìn vào nội dung, hầu hết JD hiện nay chỉ mô tả cho người giữ chức danh đó biết mình phải làm gì – đúng với tên gọi “mô tả công việc”, mỗi công việc sẽ có ít nhất một tiêu chí chủ yếu để đo lường và đánh giá. Còn với JP, người đọc sẽ hiểu được những việc cần làm (KPA – Key Performance Area) và tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc đó (KPI – Key Performance Indicator).

JD sẽ thường liệt kê khá nhiều công việc còn JP chỉ liệt kê những nhóm công việc chủ yếu mà nhân viên phải làm. Khi thay JD bằng JP, người giữ chức danh tương ứng không chỉ hiểu rõ những công việc mình phải làm, mà còn hiểu thêm mình sẽ được đánh giá hiệu quả công việc thông qua các tiêu chí nào.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn hiểu được JD là gì và sự khách nhau giữa JD và JB là gì.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *