Menu

Cách Học Thuộc Nhanh Và Nhớ Lâu Bằng Mẹo Đơn Giản Nhất

Cách học thuộc nhanh nhớ lâu là một phương pháp học hầu hết các bạn học sinh đang muốn tìm hiểu để có phương pháp học tốt nhất, học nhanh mà lại hiệu quả cao.

Hôm nay THPT Chuyên Lam Sơn xin gửi đến các bạn một số mẹo học thuộc bài nhanh nhớ lấu mong sẽ giúp được các bạn chút ít kinh nghiệm học trong nhưng lúc trên lớp cũng như ở nhà nhé.

Phương pháp học thuộc bài nhanh nhớ lâu

+ Để học thuộc một bài văn hay các bài liên quan đến lịch sử với lượng chữ rất nhiều muốn học thuộc nhanh là một điều làm các bạn học sinh đau đầu, chính vì vậy hôm nay đây chúng tôi muốn gửi đến các bạn một số mẹo học thuộc nhanh bên dưới nhé.

1. Cần hiểu bài nắm rõ kiến thức bài học

+ Bạn cần phải đọc và nắm rõ nội dung chính của bài

  1. Tiếp thu kiến thức thầy cô truyền đạt để nắm rõ, hiểu đúng bản chất.
  2. Chỗ nào không hiểu, các em phải hỏi lại thầy cô hoặc bạn bè để được giải đáp.
  3. Nhờ cha mẹ hướng dẫn thêm tại nhà cũng là một cách hay để các em nắm vững kiến thức hơn.

* Muốn học thuộc lòng nhanh, vấn đề trước hết là phải hiểu bài. Bởi vì nếu học thuộc lòng mà không hiểu bài, không hiểu vấn đề thì đó chỉ là “học vẹt” và khi ứng dụng vào thực hành các em sẽ gặp nhiều khó khăn, không hiểu rõ được bản chất của bài học.

2. Tạo ấn tượng lần đầu trong bài học

+ Một bài học gấy ấn tượng ngay sau khi ở bục giảng, thường thì các bạn sẽ nhớ kiến thức liền và rất lâu đôi khi không cần phải học lại những có thể nhớ kiến thức và các vấn đề liên quan đến nội dung đó.

+ Phương pháp này các bạn áp dụng những cách sau có thể nhận biết: Ví dụ: Khi đang ở trên lớp đang tiếp thu những kiến thức của người thầy người cô, hãy chú ý, chú ý thật kỹ những gì người giảng dạy truyền đạt và theo dõi sách thì các bạn có thể ấn tượng và khắc sau ngay sau lần đầu tiền học

3. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần

+ Tập trung trong khoảng thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần được chứng minh sẽ hiệu quả hơn so với học trong suốt thời gian dài. Vì vậy, ngay cả khi bạn chỉ có 10 phút, hãy học.

+ Sau đó nghỉ ngơi một lát và tiếp tục học thêm 10 phút. Cách “phân phối việc học” này có hiệu quả cao bởi vì nó chiều theo cách làm việc của bộ não. Não bạn cần thời gian để phục hồi và “sạc pin” để “tổng hợp protein”.

+ Khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng chính là lúc não bạn dung nạp tốt những nỗ lực của bạn. Đây là một công cụ mạnh mẽ mà nhiều giáo viên không ghi nhận.

+ Ngồi xuống và học hàng giờ liền không chỉ tạo cảm giác chán nản mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung. Bạn không thể tiếp thu nếu như bạn mệt, căng thẳng và bị mât tập trung.

4. Chia nhỏ nội dung sẽ giúp các em:

  • Bớt áp lực hơn
  • Không phải dồn dập tất cả các kiến thức cùng một lúc.
  • Học thuộc bài nhanh hơn.
  • Có thể xác định và dành nhiều thời gian hơn cho những phần khó để tăng hiệu quả học thuộc.

5. Ôn lại bài trong ngày

+ Khi bạn học kiến thức gì mới, cố gắng ôn lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu.

+ Tuy nhiên, việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.

6. Bí quyết thứ nhất: nhớ và đúc kết lại kiến thức đã học

+ Nguyên tắc của bí quyết này là: nhớ trước xem sau. Khi học, yêu cầu các bạn xem bài qua một vài lần, rồi sau đó khép tập lại, cố nhớ những nội dung vừa xem.

+ Phương pháp này chúng ta có thể áp dụng đơn giản như thế này, ví dụ: Sau khi mở ra một nội dung kiến thức nào đó các bạn đọc khoảng 2 lần, lần thứ 3 đọc lại cốt lõi và cuối cùng khép lại và cố gắng lôi ra trong đầu các bạn những gì vừa đọc xong. Không có nghĩa các bạn đọc lại toàn bộ, các bạn nhớ vấn đề cốt lõi và suy diễn những kiến thức đã học.

+ Điều này cũng có thể áp dụng theo một phương pháp đó là, đi học về đừng vội ham chơi mà bỏ quên sách vở, các bạn mở sách sau giờ học ra và học hoặc đọc lại những kiến thức trên lớp và thông kê lại tri thức được học ở trường.

7. Học và thời gian học, hiểu từ gốc rể

+ Phương pháp này sẽ giúp bạn hiểu mọi gốc rể của nội dung kiến thức, đừng học đủ mà học học dư những gì mình muốn biết.

+ Đừng học một cách kéo dài thời gian một cách thụ động, sẽ không giúp bạn việc gì đâu, đừng kéo rê thời gian.

+ Nếu bạn suy nghĩ trong đầu một giờ đồng hồ sẽ giải quyết xong một nội dung kiến thức nào đó thì hãy cố gắn tối ưu hóa thời gian còn 45 phút chẵn hạn thì bạn sẽ có nhiều thời gian để tìm hiểu kiến thức chuyên sâu hơn

Chúc các bạn có một phương pháp học tốt nhất.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *